Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột

Việc ăn uống bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm đều tốt, có khả năng thực phẩm bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, và trong một số trường hợp, gây ngộ độc thực phẩm. Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em đang gia tăng, đây là nhóm đối tượng dễ mắc các bệnh về đường ruột vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện như người lớn. Bé bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn điện giải, kiệt sức và suy dinh dưỡng. 

>>Đọc thêm: phòng khuẩn đường ruột

1. Loạn khuẩn đường ruột là gì?

Loạn khuẩn đường ruột là một tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là do trong đường ruột bị mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Bình thường, trong đường ruột của cơ thể con người thì 85% là lợi khuẩn và 15% còn lại là có hại. Tỷ lệ này muốn ổn định cân bằng thì phải duy trì đều, không bị lệch nhau thì quá trình tiêu thụ thức ăn khi cơ thể nạp vào sẽ hiệu quả nhiều hơn.

Ngược lại, nếu tỷ lệ này bị phá vỡ, không còn cân bằng nữa thì sẽ xảy ra các vấn đề cho trẻ nhỏ, như đi ngoài phân lỏng, phân sống, táo bón hoặc đi kèm là chất nhầy, đôi lúc có máu khiến trẻ bị đầy bụng và có triệu chứng sốt nhẹ do nhiễm khuẩn.

Ở một số trường hợp, bé bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài, cha mẹ không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì dẫn tới hệ cân bằng không còn, trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức và suy dinh dưỡng kéo dài.

2. Nguyên nhân gây ra loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em là gì?

Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ có thể do một số bệnh lý. Mỗi tình trạng đều có nguyên nhân và độ tuổi chẩn đoán trung bình riêng. Các rối loạn có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm:

  • - Phản ứng tự miễn dịch (cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh)
  • - Bệnh ung thư
  • - Bẩm sinh
  • - Môi trường (khói thuốc lá hoặc uống chất tẩy rửa gia dụng)
  • - Di truyền (di truyền qua các gia đình)
  • - Các yếu tố khởi phát không xác định (vô căn)

Ngoài ra, có thể do trong quá trình nuôi trẻ, cha mẹ cho ăn dặm quá sớm hoặc chế độ ăn chưa phù hợp, trẻ bị thấp còi suy dinh dưỡng, môi trường thời tiết thay đổi tạo điều kiện gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ.

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em có thể do một số bệnh lý


>>Đọc thêm: Tìm hiểu enzym tiêu hóa

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột ở trẻ?

Về dấu hiệu bé bị loạn khuẩn đường ruột, các triệu chứng sẽ xuất hiện ở nhiều độ tuổi, vị trí và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trẻ em có thể gặp một hoặc nhiều điều sau đây:

  • - Mụn mọc nhiều
  • - Thiếu máu
  • - Chảy máu từ trực tràng hoặc trong phân
  • - Bụng đầy hơi hoặc chướng
  • - Táo bón
  • - Buồn nôn hoặc nôn.
  • - Nhiều khi trẻ bị mắc các bệnh khác liên quan đến các cơ quan như gan, lá lách, bệnh chàm, bệnh tiêu chảy. Có lúc trẻ bị giảm cân nhưng cha mẹ cũng không biết nguyên nhân từ đâu.

4. Hậu quả khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hấp thu các chất dinh dưỡng. Cơ thể bị thiếu các chất làm cho trẻ biếng ăn, tăng cân rất chậm, bị suy dinh dưỡng ở thể trạng nhẹ cân và nếu thời gian lâu hơn thì dẫn tới suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn làm giảm các tỷ lệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột, sức đề kháng cơ thể bị giảm một cách đáng kể. Từ đó làm cho trẻ dễ bị mắc các bệnh nguy hiểm như lỵ, tả, đại tràng mãn tính...

Nguy hiểm hơn, bé bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, suy thận, hôn mê xảy ra và đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời bù đủ các chất điện giải.

loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em

Dấu hiệu loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em có thể là buồn nôn hoặc nôn

>>Đọc thêm:

 

5. Phòng bệnh rối loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em

Trẻ em là niềm vui trọn vẹn của mỗi bậc cha mẹ. Tuy nhiên, việc chăm sóc chúng không chỉ thú vị mà còn đầy thử thách. Khi bé cảm thấy khó chịu, bé sẽ khó bày tỏ điều đó, điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu nhu cầu của bé. Trẻ sơ sinh dễ gặp các vấn đề về về tiêu hóa như đầy hơi và đau bụng. Do đó, theo dõi chặt chẽ và tìm ra các dấu hiệu cho thấy sự khó chịu về tiêu hóa có thể giúp bạn loại bỏ vấn đề một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Khả năng ăn và tiêu hóa thức ăn của trẻ là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh hỗ trợ sự phát triển khỏe ở trẻ sơ sinh và là tiền đề trong chặng đường dài đối với sức khỏe tổng thể của trẻ. Do đó, để phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em, cha mẹ cần:

Cho trẻ ăn với số lượng nhỏ và cách quãng đều đặn. Đảm bảo rằng trẻ tiêu thụ đủ chất lỏng để tiêu hóa thức ăn. Nên cho trẻ bú 2 giờ một lần trong vài tháng đầu.
Vỗ nhẹ vào lưng sau mỗi lần cho bú sẽ giúp trẻ giảm chướng bụng. Co thắt dạ dày là do khí tích tụ trong quá trình tiêu hóa. Cho trẻ bú từ từ, giữ trẻ thẳng đứng trong suốt cữ bú và thêm một thời gian nữa sau khi bú. Đảm bảo bạn cho trẻ ợ hơi đều đặn trong khi bú để loại bỏ khí trong dạ dày.

Trong khi cho con bú sữa mẹ, mẹ cần tránh quá sử dụng các đồ ăn hay thức uống chứa nhiều cafein. Ngoài ra, tránh tiêu thụ thức ăn cay, thức ăn gây đầy hơi và các loại thực phẩm có thể gây dị ứng.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đánh giá bất kỳ vấn đề tiêu hóa tiềm ẩn nào ở trẻ.

Khi dùng thuốc, nên sử dụng các loại thuốc có thành phần thảo dược giúp chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, giúp điều hòa nhu động ruột và kiểm soát chứng đầy hơi, đau bụng và các rối loạn tiêu hóa khác.

Ngoài ra bé cũng cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.


6. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột

Rửa tay: Khi trẻ ra ngoài trời, có hoặc không có bố mẹ, chúng có xu hướng chạm vào mọi thứ - những vật chứa vi khuẩn. Vi khuẩn vào cơ thể trẻ qua đường miệng và gây nhiễm trùng đường ruột. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sẽ giúp tránh vi khuẩn.
Lưu ý khi rửa tay sát khuẩn cho bé

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước cho trẻ sẽ giúp tránh vi khuẩn

Đảm bảo chất lượng thực phẩm: Đảm bảo rằng con bạn tránh ăn thực phẩm bên ngoài mà không chắc chắn về vệ sinh và chất lượng. Luôn khuyến khích trẻ chỉ ăn thực phẩm nấu chín, tự gia đình chế biến. Thực phẩm tại các quầy hàng được làm với số lượng lớn và có thể được giữ trong một thời gian dài trước khi được phục vụ. Điều này dẫn đến sự ô nhiễm thực phẩm.

Hạn chế ăn đồ ngọt: Hạn chế đồ ngọt trong khẩu phần ăn của trẻ. Ngay cả trong các lễ hội, trẻ em cần được khuyến khích ăn uống lành mạnh. Cha mẹ cần theo dõi lượng đường của trẻ, vì quá nhiều cũng có thể gây tiêu chảy. Tránh ăn đồ ngọt được làm bằng chất tạo màu / chất phụ gia / chất tăng cường vị giác. Khi làm đồ ngọt ở nhà, tránh sử dụng chất làm ngọt nhân tạo, thay vào đó sử dụng chất làm ngọt tự nhiên như đường thốt nốt, trái cây, mật ong, chà là và quả sung, thay vì đường.
Hạn chế nước trái cây đóng hộp: Đừng để trẻ sử dụng quá nhiều nước trái cây đóng hộp. Những loại nước ép này có chứa chất làm ngọt nhân tạo và hương vị. Thay vào đó, trẻ em nên được cung cấp nước trái cây tươi.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.


7. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe Men vi sinh MediSpores Biota 

Bào tử lợi khuẩn Anh Quốc - Dành cho trẻ biếng ăn, chậm lớn (20 ống x 5ml)

Việc bổ sung lợi khuẩn vào cơ thể chính là giải pháp hiệu quả giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Các lợi khuẩn được bổ sung đúng và đủ sẽ giúp ức chế vi khuẩn gây hại cho đường ruột, tiết lớp dịch nhầy bảo vệ hệ lông nhung của thành đại tràng, bảo vệ đại tràng, đồng thời ngăn ngừa và xử lý nhanh các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột.

Tuy nhiên, việc bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ giải quyết các vấn đề về bệnh tiêu hóa hiện nay thường không đạt được hiệu quả cao. Nguyên nhân là do các lợi khuẩn sống thường có khả năng sống sót kém do không chịu được nhiệt độ cao và môi trường acid dạ dày. Vì thế phần lớn lợi khuẩn bổ sung bị chết (có thể lên tới 98%) trước khi đi tới ruột và đại tràng. Do đó, hầu hết việc bổ sung lợi khuẩn thường không đạt được hiệu quả  mong muốn.

► Xem chi tiết sản phẩm tại men vi sinh Medispores Biota

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bào tử lợi khuẩn trong sức khỏe hệ tiêu hóa Medispores Biota chứa 3,5 tỷ bào tử lợi khuẩn mỗi ống, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột: táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống.

Sản phẩm Medispores Biota chứa 3,5 tỷ bào tử lợi khuẩn đa chủng Bacillus không chỉ có tác dụng vệ sinh tai, mũi, họng mà còn hỗ trợ phòng ngừa giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.

Sử dụng Medispores Biota hàng ngày sẽ có thể giúp hỗ trợ phòng ngừa và bảo vệ hệ hô hấp, hỗ trợ giảm nguy cơ viêm tai, mũi, họng cũng như giúp nhanh phục hồi niêm mạc mũi trong và sau quá trình bị viêm nhiễm.

Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH dược phẩm Tâm Mỹ An Điện thoại: 0961.54.54.26 Website: https://medispores.vn/ (9630/2021/ĐKSP)

>>Đọc thêm: 

Nguồn tham khảo: tổng hợp internet / vinmec / medispores / Các thông tin trên website medispores.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. MediSpores không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ

Chia sẻ bài viết Đăng ngày: 27/02/2023

Bài viết liên quan

08/03/2023 Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ? từng đối tượng trẻ khác nhau sẽ có điều chỉnh khác nhau. Các bé có thể bổ sung men vi sinh định kỳ, dùng nhiều đợt trong năm. Hoặc có thể chỉ cần sử dụng theo thời gian khuyến nghị. Mẹ có thể liên hệ chuyên gia Nhi khoa để được tư vấn cụ thể.

xem bài viết
08/03/2023 Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con Để bổ sung men vi sinh có tác dụng tốt nhất, nên chọn sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn. Đặc biệt là bào tử Bacillus Clausii - thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

xem bài viết
08/03/2023 Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ? Khi con có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bên cạnh việc chăm sóc con theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ có thể bổ sung men vi sinh chứa các bào tử lợi khuẩn khắc phục tình trạng này.

xem bài viết