Enzym tiêu hóa

Cơ thể con người rất cần Enzym tiêu hóa để hệ tiêu hóa có thể làm tốt chức năng của mình

Mục lục nội dung

Tìm hiểu Enzym tiêu hóa

1. Enzym tiêu hóa là gì

Enzym tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy thức ăn bằng cách tăng tốc độ phản ứng hóa học biến chất dinh dưỡng thành các chất mà đường tiêu hóa có thể hấp thụ.

Enzym tiêu hóa tồn tại trong nước bọt, tuyến tụy, túi mật, gan và ruột. Các loại enzyme khác nhau có chức năng phân hủy các chất dinh dưỡng khác nhau:

  • Enzyme Amylase phân hủy carbs và tinh bột
  • Protease - enzyme tiêu hóa protein
  • Lipase phân hủy chất béo.

 

Enzyme tiêu hóa là một nhóm các enzyme phân hủy các đại phân tử polymer thành các khối xây dựng nhỏ hơn của chúng, để tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ.

2. Các loại Enzym tiêu hóa

Enzym tiêu hóa không chỉ là một thành phần tự nhiên của cơ thể người mà còn có trong một số loại thực phẩm. Trong hệ thống tiêu hóa của người, enzym được tìm thấy trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy, ruột non và hệ vi sinh đường ruột. Trong đó, những loại enzym khác nhau sẽ đóng vai trò riêng biệt trong hoạt động tiêu hóa của con người.

Các loại enzym tiêu hóa và vai trò của chúng

Trong hệ thống enzym tiêu hóa, những loại enzym khác nhau sẽ đảm nhận những nhiệm vụ riêng giúp cho hoạt động tiêu hóa của cơ thể người diễn ra thuận lợi.
Theo Dr.Axe, enzyme tiêu hóa giúp phân hóa các đại phân tử lớn thành các phân tử nhỏ hơn để cơ thể dễ hấp thụ. Dưới đây là những loại enzyme tiêu hóa quen thuộc.

Protease

Đây là loại enzym phân giải protein thành các axit amin, có trong dạ dày, tuyến tụy và ruột. Những enzym này đóng vai trò phân chia tế bào, làm đông máu và thực hiện chức năng của hệ miễn dịch cơ thể. Khi bạn đang trong tình trạng đói bụng, protease sẽ giúp cân bằng đường ruột và giảm viêm.

Bromelain và papain 

Hai loại enzym này có nhiệm vụ phân giải protein khác có trong các loại hoa quả như dứa và đu đủ.

Amylase

Là một loại men cần thiết đối với quá trình phân hủy carbohydrate, tinh bột và glycogen thành những loại đường đơn (glucozơ) giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn. Loại enzym này thường được tìm thấy trong tuyến nước bọt và tuyến tụy. 

Việc kiểm tra nồng độ amylase có trong máu sẽ giúp cho người bệnh phát hiện những chứng bệnh xuất hiện ở tuyến tụy hoặc các bệnh về đường tiêu hóa. Nếu như nồng độ amylase tăng cao thì có thể bạn đang mắc các vấn đề về tuyến tụy như: tắc nghẽn, tổn thương hoặc ung thư tuyến tụy, viêm tụy cấp. Trong khi đó, nồng độ amylase máu thấp thì có khả năng đó là biểu hiện của bệnh viêm tụy mạn tính hoặc những chứng bệnh về gan.

Những loại enzym đóng vai trò phân hủy các chất dinh dưỡng để cơ thể dễ dàng hấp thụ

Lactase 

Loại enzym này có trong ruột non, còn được gọi là lactase-phlorizin hydrolase, là một loại men tiêu hóa giúp phân hủy lactose - một loại đường sữa thành loại đường đơn glucozơ và galactose để cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng. 

Sucrase 

Đây là một loại enzym khác được sản xuất ở ruột non, giúp chuyển hóa sucrose thành những loại đường đơn fructose và glucose khiến cơ thể hấp thụ chúng một cách dễ dàng hơn. 

Lipase 

Lipase được tìm thấy trong khoang miệng, tuyến tụy và dạ dày của con người, đảm nhận vai trò tiêu hóa chất béo và dầu mỡ có trong thức ăn hàng ngày, chuyển hóa thành những dạng đơn giúp cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn.

Cellulase và hemicellulase

Hai loại enzym tiêu hóa này được sản xuất trong hệ vi sinh đường ruột giúp chuyển các chất carbohydrate và chất xơ có trong thực phẩm mà cơ thể khó tiêu hóa thành những phân tử đơn dễ hấp thụ hơn. 

Cellulase và Hemicellulase còn có vai trò giúp cơ thể phân giải các dưỡng chất quan trọng khác như glucose hình thành năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể, chất chống oxy hóa, các loại vitamin, khoáng chất và những chất đa lượng. 

Pectinase

Đây là một loại men tiêu hóa có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đóng vai trò như tác nhân phân hủy carbohydrate và chất xơ khó tiêu từ thực vật.

Alpha-galactosidase 

Một loại enzym khác giúp phân hủy carbohydrate có nguồn gốc từ các loại rau và đậu chính là Alpha-galactosidase. 

3. Vai trò của Enzym tiêu hóa

Enzym tiêu hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Hay nói rộng hơn, nó có liên quan trực tiếp đến các hoạt động sống của cơ thể. Vì có khả năng tiêu hóa thức ăn để tạo ra năng lượng nuôi tế bào, nuôi dưỡng các cơ quan và duy trì sự sống. 

Mọi tế bào đều phải cần đến enzym. Số lượng enzym càng nhiều thì tốc độ tiêu hóa càng nhanh. Vậy nên, việc thiếu hụt  enzym trong thời gian dài sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy nguy hại.

Thiếu enzyme tiêu hóa có làm sao không?

Nghe cụm từ “men tiêu hóa” “enzyme tiêu hóa” tưởng chừng như đơn giản. Nhưng không, nếu cơ thể thiếu hụt loại enzyme này, chắc chắn sẽ dẫn đến các bệnh đường tiêu hóa như:

  • – Ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng;
  • – Chán ăn, ăn uống không ngon;
  • – Đau bụng, đau do co thắt đại tràng;
  • – Tiêu chảy hoặc táo bón;

 

Khi thức ăn không được tiêu hóa tốt để chuyển hóa năng lượng, nuôi tế bào. Thì chắc chắn cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Gây ra nhiều vấn đề khác cho sức khỏe như:

3.1. Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể

Nhờ loại enzyme kể trên, cơ thể chúng ta hấp thụ chất dinh dưỡng tốt, hiệu quả hơn hẳn. Như mọi người đều biết, men tiêu hóa được ví như một con dao, tiến hành cắt nhỏ thức ăn để cơ thể hấp thụ tốt và nhanh chóng.

Khi khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng được cải thiện, mọi người luôn duy trì sức khỏe ổn định, tràn đầy năng lượng để làm việc, học tập. Đặc biệt, chúng ta có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân bên ngoài.

3.2. Hạn chế các vấn đề có liên quan tới hệ tiêu hóa

Nhờ sự có mặt của enzyme tiêu hóa, mọi người có cơ hội ngăn ngừa, hạn chế các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu như lượng men tiêu hóa trong cơ thể không đảm bảo, chúng ta phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng liên quan trực tiếp tới hệ tiêu hóa.

Trong đó, một số vấn đề bạn thường gặp phải là: tình trạng đầy hơi khó tiêu, hiện tượng táo bón mãn tính hoặc bệnh viêm loét đại tràng,… Đó là lý do vì sao mọi người nên tăng cường bổ sung men tiêu hóa cho cơ thể.

3.3. Ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích thường xảy ra khi cơ thể không đảm bảo lượng enzyme tiêu hóa cần thiết. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tồn tại trong ruột phát triển, tiêu thụ thức ăn không được phân giải, chuyển hóa.

Một số dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích đó là cảm giác đầy hơi, khó tiêu,… Ngoài ra bệnh nhân thường xuyên đối mặt với tình trạng tiêu chảy, ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Trong đó, cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích, hạn chế triệu chứng bệnh đó là bổ sung men tiêu hóa cơ thể đều đặn.

Bên cạnh những vai trò kể trên, loại enzyme này cũng góp phần không nhỏ trong quá trình điều trị bệnh ung thư, giúp người bệnh có cảm giác ngon miệng, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Không những vậy, nhờ có men tiêu hóa, mọi người có thể chủ động phòng ngừa tình trạng rò rỉ ruột và các vấn đề liên quan.

Thiếu enzym tiêu hóa có làm sao không?

Đối với trẻ em: thường kéo theo các bệnh lý về suy dinh dưỡng, trẻ biếng ăn, còi cọc, xanh xao, sức khỏe yếu kém và hay mắc bệnh…

Đối với người lớn: các vấn đề rối loạn tiêu hóa còn gây ra nhiều vấn đề khác như cân nặng suy giảm, cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng, cơ bắp giảm…  Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc cũng như cuộc sống.

Nguyên nhân thiếu hụt enzyme tiêu hóa

Về cơ bản, chế độ ăn uống đồ tươi sống cũng đủ đem lại  enzym tiêu hóa cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những loại thực ăn hiện nay, thực phẩm đa phần đã được chế biến sẵn, nấu chính và đồ dầu mỡ nhiều, khiến việc việc tạo ra enzym tiêu hóa tự nhiên khó khăn hơn.

Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến hao hụt lượng enzym tiêu hóa, cụ thể là: 

  • – Thuốc lá và cồn: cồn từ rượu bia và nicotin từ thuốc lá sẽ cản trở quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa. Từ đó, dẫn đến tình trạng thực phẩm không được tiêu hóa đúng cách, cơ thể không hấp thụ tốt dưỡng chất và gây suy dinh dưỡng.
  • – Tuổi tác: ở người cao tuổi cơ thể sẽ sản xuất ra ít Enzym cần thiết cho tiêu hóa hoạt động tốt, khiến thức ăn tiêu hóa khó khăn hơn.
  • – Stress: tâm trạng căng thẳng cũng gây ra sự mất cân bằng axit – kiềm trong cơ thể. Khiến lượng enzyme được sản xuất cũng suy giảm đáng kể.


Nguyên nhân thiếu hụt enzyme tiêu hóa

– Một số loại thuốc: cụ thể như thuốc ức chế axit và NSAID (thuốc chống viêm không steroid)… Những loại này làm mất cân bằng axit – kiềm trong cơ thể nên lượng enzyme tiêu hóa từ đó cũng bị ảnh hưởng.

– Do bệnh lý tác động: một số bệnh như thiếu máu ác tính, bệnh loét dạ dày, viêm tụy, xơ gan… cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.

4. Phân loại Enzym tiêu hóa

Phân loại enzyme theo nhóm và chức năng. Cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa là sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, muốn hoạt động tốt phải nhờ sự hỗ trợ của enzym. Có 3 loại enzym chính như sau: 

Nhóm các loại Enzym chuyển hóa 

Enzym này có nhiệm vụ sản sinh ra các tế vào mới, cải thiện và sửa chữa các mô, tế bào, cơ quan bị hư hại. Chúng có nhiệm vụ chính là loại bỏ độc tố trong cơ thể, sản xuất năng lượng, giúp tế bào và các cơ quan hoàn thành tốt chức năng của mình. 

Nhóm các loại Enzyme tiêu hóa 

Enzym này được tạo ra trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non. Chúng có khả năng tiêu hóa những thức ăn đưa vào cơ thể nên cực kỳ quan trọng. Enzym này được chia thành 3 loại: Protease, Amylase, Lipase. 

Nhóm các loại Enzym thực phẩm

Loại enzym này còn có tên gọi khác là enzym hữu cơ, có nhiều trong những thực phẩm tươi sống. Enzym thực phẩm không thể hoạt động riêng lẻ mà cần kết hợp thêm với các vitamin và khoáng chất để làm tốt chức năng của chúng. 

5. Sử dụng Enzym tiêu hóa đúng cách

Vậy, làm thế nào để tránh gặp phải tình trạng thiếu hụt enzym tiêu hóa? Đáp án được khuyên dùng nhiều nhất vẫn là các loại men tiêu hóa. Bởi, thay vì tăng cường các thực phẩm tươi sống có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm thì người ta vẫn ưu tiên chọn lựa phương án an toàn nhất.

Một gợi ý hoàn hảo nhất lúc này....

6. Phân biệt men tiêu hóa (Enzym) và men vi sinh (Probiotic)

6.1 So sánh định nghĩa Men vi sinh và Men tiêu hóa:

(1) Men vi sinh (hay còn được gọi là probiotic)

+ Là những vi sinh vật (vi khuẩn hay nấm men) tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong ruột

+ Cơ thể KHÔNG tự sản sinh ra men vi sinh mà chỉ có thể bổ sung từ bên ngoài. Trong đường tiêu hóa có rất nhiều chủng vi khuẩn có ích, chúng ta thường hay gặp 2 chủng vi khuẩn hữu ích chính:

  • Lactobacillus: Lactobacilus acidophilus, lactobacilus caei, Lactobacillus plantarum....
  • Bifidobacterium: Bifidobacterium difidum, bifidobacterium breve, bifidobacterium anfantis ...

 

(2) Men tiêu hóa: (Hay còn gọi là Enzyme)

+ Là men (enzym) do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra để tiêu hóa và hấp thu thức ăn (cắt nhỏ thức ăn thành những phần tử nhỏ để được hấp thu vào máu).
+ Men tiêu hóa thường do các tuyến nước bọt, dạ dày hay tuyến tụy tiết ra...

6.2. So sánh vai trò Men vi sinh và Men tiêu hóa:

(1) Men vi sinh: Men vi sinh có nguồn gốc là các vi sinh vật có lợi trong ruột. Các vi khuẩn có ích trong ruột lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột, tạo môi trường acid ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch
tại đường ruột tăng cường hoạt động. Men vi sinh giúp tiêu diệt vi sinh vật có hại đường ruột và tăng cường miễn dịch theo các cơ chế:

►Chúng gắn vào thành ruột non, cạnh tranh làm giảm bớt các vi khuẩn có hại

►Chúng sản xuất acid lactic tạo nên môi trường acid làm tiêu diệt vi sinh vật có hại

►Chúng sản sinh ra các chất kháng sinh (enzyme hoặc protein) làm ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn có hại

►Chúng tăng cường miễn dịch bằng cách làm tăng sản sinh ra mucin, một protein được thấy trong nước bọt và các màng nhầy của đường ruột, qua đó giúp bảo vệ chống lại ma sát và bào mòn và tạo ra một môi trường không thích hợp cho vi khuẩn có hại. Chúng cũng tăng sản xuất ra các kháng thể immunoglobulin A (IgA), là các
protein nhận dạng ra và chống lại các tác nhân ngoại xâm trong cơ thể bạn.

Bổ sung các men vi sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đường ruột là cần thiết, qua đó tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Mặt khác 80% tế bào sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể tập trung tại đường ruột ở trẻ nhỏ,nên càng nhiều vi sinh vật có lợi cho đường ruột thì càng giúp hệ tiêu hóa của bé khoẻ hơn, có đủ miễn dịch để chống lại nguy cơ gây bệnh từ các vi khuẩn có hại.

(2) Men tiêu hóa: ví dụ tuyến nước bọt bài tiết men ptyalin (còn gọi anpha - amylase) có tác dụng phân giải tinh bột đã nấu chín thành đường maltoza. Dạ dày bài tiết ra acid clohydric (HCl) và các men pepsin, lipase.

► Men pepsin của dạ dày có tác dụng tiêu hóa được từ 10 - 20% chất đạm trong thức ăn, còn men lipase có tác dụng rất yếu, chỉ tiêu hóa được dạng chất béo đã nhũ tương hóa (chất béo của sữa, trứng).

► Quan trọng nhất là các men được bài tiết từ tuyến tụy. Dịch tụy chứa đầy đủ các men tiêu hoá các chất bột, chất đạm, chất béo. Men tiêu hoá tinh bột của tụy cũng là anpha- amylase, có cấu trúc giống men ptyalin của nước bọt nhưng tác dụng mạnh hơn nhiều lần. Nó tiêu hoá được cả tinh bột chín và tinh bột còn sống. Men tiêu
hoá chất đạm của tụy bao gồm: trypsin, chymotrypsin, arboxypolypeptidase. Các men lipase của tụy giúp tiêu hoá mỡ (sau khi mỡ nhũ tương hoá nhờ muối mật).

► Các tế bào biểu mô của niêm mạc ruột non cũng chứa một số men tiêu hoá để phân giải các chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo) ở giai đoạn cuối cùng thành những phân tử đơn giản để hấp thu qua thành ruột vào máu.

6.3 Khi nào bổ sung Men vi sinh và Men tiêu hóa:

(1) Bổ sung men vi sinh:

+ Khi Trẻ em rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm lớn hay đi ngoài phân sống.Trẻ em và người lớn bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, phân sống, loạn khuẩn đường ruột.
+ Ngoài ra, trẻ em có hệ vi sinh vật đường ruột chưa ổn định, nên việc bổ sung thêm men vi sinh có ích cho đường ruột là cần thiết.

(2) Men tiêu hóa:

+ Men tiêu hóa được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ hoặc có bằng chứng là bị thiếu men tiêu hóa như: người bị ngộ độc thực phẩm, dùng bia rượu kéo dài, dùng thuốc (nhất là kháng sinh), stress.. sẽ làm cho việc tiết các men này bị hạn chế, khiến thức ăn không được tiêu hóa tốt dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy..
+ Cũng có trường hợp việc dùng men tiêu hóa để tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

6.4 Lưu ý khi sử dụng Men vi sinh và Men tiêu hóa:

(1) Men vi sinh:

+ Trên thị trường có rất nhiều loại men vi sinh bán tràn lan, không phải sản phẩm nào cũng đủ tiêu chuẩn, bởi men vi sinh chứa các vi sinh vật có ích nên chúng rất dễ bị chết bởi các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, pH môi trường.
+ Nên cần phải chọn chế phẩm men vi sinh có đủ hàm lượng vi sinh vật có ích và phải được xử lý thích hợp trong điều kiện nghiêm ngặt, để vi sinh vật bền ở điều kiện bên ngoài và khi vào cơ thể vẫn hoạt động tốt.

(2) Men tiêu hóa:

+ Nếu lạm dụng và dùng kéo dài sẽ gây tác dụng ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men tiêu hóa nội sinh trong cơ thể như tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy. Do đó sẽ khiến cơ thể lười biếng không sản sinh ra men tiêu hóa, lâu dần sẽ giảm công suất và
trở nên trì trệ.

+ Trẻ có nguy cơ sẽ phải phụ thuộc suốt đời vào men tiêu hóa được uống vào. Điều này giải thích tại sao có mẹ cho con dùng men tiêu hóa trong cả tháng trời mà con ngày càng suy nhược và yếu ớt hơn.

+ Vì thế chỉ dùng men tiêu hóa khi thực sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng dùng quá dài ngày.

7. Thực phẩm cung cấp Enzym tiêu hóa

Nguồn tự nhiên của các enzym tiêu hóa là:

  • Trái cây và rau có các enzym tiêu hóa tự nhiên giúp cải thiện chức năng tiêu hóa
  • Mật ong, đặc biệt là loại nguyên chất, có amylase và protease.
  • Xoài và chuối có amylase, giúp trái cây nhanh chín.
  • Đu đủ có chứa papain, một loại protease.
  • Trái bơ có men tiêu hóa lipase.
  • Dưa muối hấp thụ các enzym tiêu hóa trong quá trình lên men.

 

Nếu cơ thể không tạo đủ enzym tiêu hóa thì hoạt động tiêu hóa không thể diễn ra tốt, từ đó gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi.

Như đã phân tích ở trên, enzyme tiêu hóa không chỉ là thành phần tự nhiên trong cơ thể mà còn có trong một số thực phẩm nhất định. Để bổ sung men tiêu hóa, chúng ta có thể tham khảo các sản phẩm như: dứa - loại hoa quả có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.

Ngoài ra, bạn nên tăng cường ăn đu đủ, chuối và bơ, đây đều là những loại trái cây chứa hàm lượng men tiêu hóa lớn, đem lại lợi ích cho quá trình hoạt động tiêu hóa.

Đọc thêm: 

 

Nguồn tham khảo: tổng hợp internet / medispores / Các thông tin trên website medispores.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. MediSpores không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ

Chia sẻ bài viết Đăng ngày: 10/02/2023

Bài viết liên quan

08/03/2023 Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ? từng đối tượng trẻ khác nhau sẽ có điều chỉnh khác nhau. Các bé có thể bổ sung men vi sinh định kỳ, dùng nhiều đợt trong năm. Hoặc có thể chỉ cần sử dụng theo thời gian khuyến nghị. Mẹ có thể liên hệ chuyên gia Nhi khoa để được tư vấn cụ thể.

xem bài viết
08/03/2023 Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con Để bổ sung men vi sinh có tác dụng tốt nhất, nên chọn sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn. Đặc biệt là bào tử Bacillus Clausii - thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

xem bài viết
08/03/2023 Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ? Khi con có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bên cạnh việc chăm sóc con theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ có thể bổ sung men vi sinh chứa các bào tử lợi khuẩn khắc phục tình trạng này.

xem bài viết