Phòng khuẩn đường ruột ở trẻ em và người lớn

Phòng khuẩn đường ruột ở trẻ em và người lớn là kim chỉ nam giúp xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, một thành trì sức khỏe vững vàng cho chú ta. Phòng khuẩn đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, có rất nhiều biện pháp phòng khuẩn đường ruột tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được các vấn đề về định nghĩa, dấu hiệu, đối tượng, chăm sóc...

Vi khuẩn trong hệ tiêu hóa của chúng ta có nhiều vai trò tác động tích cực lên cơ thể đặc biệt là hệ tiêu hóa. Loạn khuẩn đường ruột là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ cho tới người già. Cùng MediSpores tìm hiểu thêm kiến thức về vi khuẩn đường ruột cũng như cách phòng khuẩn đường ruột ở trẻ em và người lớn trong nội dung dưới đây nhé!

► Tìm hiểu thêm về cách xây dựng thành trì hệ tiêu hóa

1- Vi khuẩn đường ruột là gì?

Sự kết hợp của các vi sinh vật trong cơ thể chúng ta được gọi là hệ vi sinh vật. Mặc dù vi khuẩn có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong cơ thể như da, niêm mạc, nhưng hầu hết chúng được tìm thấy trong ruột của chúng ta và các nhà khoa học tin rằng nó đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Proteobacteria và Actinobacteria chiếm ưu thế ở trẻ sơ sinh trong khi Firmicutes và Bacteroidetes chiếm ưu thế ở người lớn, chiếm tới 90% hệ vi sinh vật đường ruột. Trong khi có rất nhiều loại vi khuẩn, một số trong số này được biết đến nhiều hơn vì có lợi cho sức khỏe như Lactobacillus và Bifidobacterium bifidum trong khi những loại khác được biết đến là nguyên nhân gây bệnh như Helicobacter, Salmonella và E. coli.
Các vi khuẩn trong hệ tiêu hóa của chúng ta có nhiều vai trò tác động tích cực lên cơ thể. Như tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm vitamin K, vitamin B12 và biotin;  hỗ trợ và tăng cường hệ thống miễn dịch; hỗ trợ phát triển sức khỏe đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong đường ruột có ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta và khả năng nhạy cảm với một vài bệnh. Công việc chính của probiotics là duy trì sự cân bằng lành mạnh trong cơ thể chúng ta. Hãy coi đó là việc giữ cho cơ thể chúng ta ở trạng thái trung tính. Khi chúng ta bị bệnh, vi khuẩn xấu sẽ xâm nhập vào cơ thể và tăng số lượng. Điều này khiến cơ thể chúng ta mất thăng bằng. Vi khuẩn tốt có tác dụng chống lại vi khuẩn xấu và khôi phục sự cân bằng trong cơ thể, giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn. Vi khuẩn tốt giúp chúng ta khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ chức năng miễn dịch và kiểm soát chứng viêm. Đặc biệt giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng: tiêu chảy (tiêu chảy do dùng kháng sinh và do nhiễm trùng Clostridioides difficile (C. diff), táo bón, bệnh viêm ruột (IBD), hội chứng ruột kích thích (IBS), nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh về nướu, không dung nạp lactose, bệnh chàm (viêm da dị ứng), nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm trùng tai, cảm lạnh thông thường, viêm xoang), nhiễm trùng huyết (đặc biệt ở trẻ sơ sinh).
Chúng ta có thể tăng lượng vi sinh tốt trong cơ thể thông qua thực phẩm, đồ uống và thực phẩm chức năng. Chúng ta có một số loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày có chứa probiotics. Thực phẩm lên men đặc biệt (ví dụ như sữa chua và dưa chua) là nơi chứa nhiều vi khuẩn tốt có lợi cho cơ thể chúng ta. Ngoài ra còn có các loại đồ uống lên men như kombucha (trà lên men) hoặc kefir (thức uống từ sữa lên men) đưa thêm men vi sinh vào chế độ ăn uống của chúng ta. Ngoài thực phẩm, chúng ta có thể bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn uống của mình thông qua thực phẩm chức năng. Đây không phải là thuốc, vì vậy chúng không cần được Cục Quản lý Dược phẩm Liên bang (FDA) phê duyệt.

2- Dấu hiệu sớm nhiễm khuẩn đường ruột 

2.1 Chán ăn

Một trong những dấu hiệu sớm của tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột là cảm giác chán ăn. Người bệnh thường không có hứng thú với bữa ăn hoặc khi ăn sẽ cảm giác đồ ăn không ngon miệng. 
Nhiễm khuẩn đường ruột do các loại vi khuẩn, nấm, hay ký sinh trùng gây ra
Nhiễm khuẩn đường ruột do các loại vi khuẩn, nấm, hay ký sinh trùng gây ra

2.2 Đau bụng, buồn nôn và nôn

Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh nhân thường gặp phải biểu hiện đau bụng, đau co thắt bụng và đau theo cơn liên tục, mỗi cơn đau có thể diễn ra trong khoảng 3 đến 4 phút. Lúc đầu cơn đau thường ở mức độ nhẹ, nhưng sau đó mức độ đau sẽ tăng dần. Dù ăn rất ít hoặc chỉ uống nước nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn liên tục.

2.3 Tiêu chảy 

Dấu hiệu thường gặp của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột chính là tiêu chảy. Khi những tác nhân gây hại tấc công đường ruột, kích thích đường ruột dẫn tới tiêu chảy. Lúc này, tính chất phân của của người bệnh cũng thay đổi. Phân lỏng và thường có lẫn chất nhầy. 

2.4 Gặp một số vấn đề sức khỏe tâm thần

Ngoài những dấu hiệu sớm nhiễm khuẩn đường ruột nói trên, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần do căn bệnh này gây ra. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản và lười vận động. Hơn nữa, triệu chứng tiêu chảy, đau bụng,… cũng khiến cho chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều. Người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với chứng rối loạn giấc ngủ. 

3- Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường ruột

Như đã nói ở phía trên, tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ ai nhưng người già và trẻ em là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất do hệ miễn dịch kém. 
Người có thói quen ăn rau sống dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Phần lớn những trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột đều có liên quan đến thực phẩm thiếu vệ sinh có chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Nếu bạn ăn phải những thực phẩm không rõ nguồn gốc, “thực phẩm bẩn” thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ rất cao. Bên cạnh đó, những thực phẩm đóng hộp cũng có thể chứa một số loại vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa.
Đối với người Việt Nam, thói quen ăn rau sống cũng chính là một trong những lý do khiến chúng ta bị nhiễm trùng đường ruột. Vi khuẩn E.coli có thể ẩn nấp trong các loại rau này mà chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường. Nếu không rửa kỹ trước khi ăn thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải một số vấn đề về đường tiêu hóa. 
Những người không có thói quen rửa tay trước khi ăn, uống nước chưa được đun sôi cũng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường ruột hoặc mắc phải một số bệnh về đường tiêu hóa. 
Cần chú ý rằng, người bệnh nhiễm khuẩn đường ruột có thể lây nhiễm cho người khỏe mạnh qua đường ăn uống hoặc dùng chung nhà vệ sinh. Do đó người bệnh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện. 

4- Phòng khuẩn đường ruột ở trẻ em

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Dưới đây là một số loại ngộ độc thực phẩm dựa trên các sinh vật gây bệnh:

  • Viêm ruột do Campylobacter: Nhiễm vi khuẩn gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Tả: Nguyên nhân do nước bị ô nhiễm, có thể dẫn đến tiêu chảy và mất nước.
  • Viêm ruột do E. coli: Do vi khuẩn E. coli gây ra, nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng trong một số trường hợp.
  • Nhiễm Staphylococcus: Nhiễm khuẩn nhẹ gây nôn và tiêu chảy.
  • Nhiễm khuẩn Salmonella: Nhiễm vi khuẩn thường xảy ra gây tiêu chảy, đau quặn bụng và sốt.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột
  • Rửa tay: Khi trẻ ra ngoài trời, có hoặc không có bố mẹ, chúng có xu hướng chạm vào mọi thứ - những vật chứa vi khuẩn. Vi khuẩn vào cơ thể trẻ qua đường miệng và gây nhiễm trùng đường ruột. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sẽ giúp tránh vi khuẩn.

Rửa tay sạch sẽ giúp phòng khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ

Lưu ý khi rửa tay sát khuẩn cho bé

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước cho trẻ sẽ giúp tránh vi khuẩn

  • Đảm bảo chất lượng thực phẩm: Đảm bảo rằng con bạn tránh ăn thực phẩm bên ngoài mà không chắc chắn về vệ sinh và chất lượng. Luôn khuyến khích trẻ chỉ ăn thực phẩm nấu chín, tự gia đình chế biến. Thực phẩm tại các quầy hàng được làm với số lượng lớn và có thể được giữ trong một thời gian dài trước khi được phục vụ. Điều này dẫn đến sự ô nhiễm thực phẩm.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt: Hạn chế đồ ngọt trong khẩu phần ăn của trẻ. Ngay cả trong các lễ hội, trẻ em cần được khuyến khích ăn uống lành mạnh. Cha mẹ cần theo dõi lượng đường của trẻ, vì quá nhiều cũng có thể gây tiêu chảy. Tránh ăn đồ ngọt được làm bằng chất tạo màu / chất phụ gia / chất tăng cường vị giác. Khi làm đồ ngọt ở nhà, tránh sử dụng chất làm ngọt nhân tạo, thay vào đó sử dụng chất làm ngọt tự nhiên như đường thốt nốt, trái cây, mật ong, chà là và quả sung, thay vì đường.
  • Hạn chế nước trái cây đóng hộp: Đừng để trẻ sử dụng quá nhiều nước trái cây đóng hộp. Những loại nước ép này có chứa chất làm ngọt nhân tạo và hương vị. Thay vào đó, trẻ em nên được cung cấp nước trái cây tươi.

5- Phòng khuẩn đường ruột ở người lớn

Một số triệu chứng thường gặp trong loạn khuẩn đường ruột ở người lớn bao gồm:

5.1 Rối loạn đại tiện

Chứng loạn khuẩn đường ruột sẽ gây ra rối loạn đại tiện cho người bệnh. Có thể là tiêu chảy hoặc táo bón nhưng phần lớn vẫn là tiêu chảy. Mỗi ngày, đi cầu từ 7 – 8 lần, nếu loạn khuẩn đường ruột nặng thì có thể đi cầu 20 – 30 lần/ngày. Tiêu chảy thường gây mất nước do đi ngoài phân lỏng, không thành khuôn, có lẫn chất nhầy hoặc một ít máu.

5.2 Đầy hơi, chướng bụng

Bệnh loạn khuẩn đường ruột ở người lớn khiến thức ăn lưu trữ trong đường ruột lâu hơn, vì thế mà sinh ra khí trong bụng. Do đó, bụng to hơn cảm giác chướng và đầy hơi. Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu dẫn tới mệt mỏi, ăn không ngon. Đi kèm với triệu chứng này thường là biểu hiện rối loạn đại tiện như ỉa chảy, táo bón,...

Loạn khuẩn đường ruột khiến người bệnh có cảm giác đầy hơi chướng bụng

5.3 Đau bụng

Loạn khuẩn đường ruột ở người lớn là một căn bệnh về đường tiêu hóa nên thường có triệu chứng đau bụng. Cảm giác đau bụng có tính chất dữ dội hay âm ỉ sẽ phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh của mỗi người. Vị trí đau đầu tiên sẽ là phía trên bên trái vùng bụng, sau đó sẽ lan sang các vùng xung quanh. Vì nhiều bệnh tiêu hóa khác cũng có xuất hiện triệu chứng này, do đó người bệnh cần dựa vào các triệu chứng khác để biết chính xác.

5.4 Buồn nôn và nôn

Do chức năng tiêu hóa của đường ruột bị suy giảm nên người bệnh dễ mắc chứng nôn và buồn nôn, đôi khi có kèm theo ợ hơi. Triệu chứng buồn nôn, nôn kéo dài thường khiến người bệnh mệt mỏi, kém ăn, ăn không ngon, dễ dẫn đến tình trạng mất nước và suy dinh dưỡng.

Uống đủ nước giúp phòng khuẩn đường ruột ở người lớn

mã đk: 78357

Biện pháp phòng tránh

Loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến cho người bệnh ăn không ngon, không hấp thu được thức ăn và dẫn tới sụt cân, suy dinh dưỡng. Loạn khuẩn đường ruột cấp tính có thể khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột bằng cách:
  • Chế độ ăn: Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, uống đủ nước và không ăn nhiều chất béo, chất kích thích như đồ ăn quá chua, cay, không hút thuốc, rượu bia. Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Hạn chế rượu bia
  • Không sử dụng các chất kích thích để phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Tránh thức khuya, stress quá mức, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ
  • Không lạm dụng kháng sinh: Cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột: có thể uống thêm các loại men tiêu hóa giúp bổ sung vi khuẩn có lợi.
Loạn khuẩn đường ruột ở người là tình trạng vi khuẩn có hại gia tăng lấn át vi khuẩn có lợi, tuy nhiên bệnh thường gặp trên mọi lứa tuổi. Việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và rửa tay thường xuyên có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả. Khi có những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa kéo dài cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra, không tự ý uống thuốc vì có thể làm bệnh trở lên nghiêm trọng hơn.

6- Chăm sóc người bị nhiễm khuẩn đường ruột

- Với những trường hợp nghiêm trọng, triệu chứng kéo dài, bệnh nhân cần đến khám tại những cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, thực hiện xét nghiệm(thông thường là xét nghiệm mẫu phân), chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch tĩnh mạch, dùng thuốc kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh. Sau khoảng 1 tuần vài tuần, cơ thể bệnh nhân sẽ phục hồi trở lại. 

  • Người bệnh cần được bổ sung nước, chất điện giải để cơ thể không rơi vào tình trạng mất nước. 

  • Nếu bệnh nhân là trẻ em và người cao tuổi thì cần chú ý chăm sóc đặc biệt hơn.
  • Bệnh nhân có thể bổ sung sữa chua, men vi sinh để tăng cường lợi khuẩn đường ruột, nâng cao hệ miễn dịch và hạn chế sự phát triển của khuẩn bệnh gây hại.

MediSpores Biota bổ sung 3,5 tỷ lợi khuẩn

  • Chủng giống có nguồn gốc từ Anh Quốc kết hợp công nghệ bào tử Spore Organic
  • Cải thiện hệ vi sinh đường ruột.
  • Hỗ trợ kiểm soát triệu chứng đại tràng, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
► Xem chi tiết sản phẩm men vi sinh MediSpores
Thành phần:
  • Trong mỗi ống 5ml hỗn dịch chứa 3.5 tỷ Bào tử lợi khuẩn Bacillus Subtilis và Bacillus Clausii
Đối tượng sử dụng:
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon vì nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột.
  • Người sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH dược phẩm Tâm Mỹ An
Điện thoại: 0961.54.54.26
(9630/2021/ĐKSP)

 

Tìm hiểu thêm:

 

Nguồn tham khảo: tổng hợp internet / medispores / Các thông tin trên website medispores.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. MediSpores không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ

Chia sẻ bài viết Đăng ngày: 23/12/2022

Bài viết liên quan

08/03/2023 Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ? từng đối tượng trẻ khác nhau sẽ có điều chỉnh khác nhau. Các bé có thể bổ sung men vi sinh định kỳ, dùng nhiều đợt trong năm. Hoặc có thể chỉ cần sử dụng theo thời gian khuyến nghị. Mẹ có thể liên hệ chuyên gia Nhi khoa để được tư vấn cụ thể.

xem bài viết
08/03/2023 Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con Để bổ sung men vi sinh có tác dụng tốt nhất, nên chọn sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn. Đặc biệt là bào tử Bacillus Clausii - thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

xem bài viết
08/03/2023 Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ? Khi con có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bên cạnh việc chăm sóc con theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ có thể bổ sung men vi sinh chứa các bào tử lợi khuẩn khắc phục tình trạng này.

xem bài viết