Công dụng men vi sinh giảm nhiễm trùng đường tiết niệu

Men vi sinh không chỉ tốt cho đường tiêu hóa, men vi sinh còn có công dụng làm giảm nhiễm trùng đường tiết niệu. Men vi sinh cung cấp những lợi khuẩn để loại bỏ vi khuẩn gây hại giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm. Công dụng men vi sinh giảm nhiễm trùng đường tiết niệu tạo thành 1 hàng rào bảo vệ kéo dài từ âm đạo tới bàng quang giúp giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm nhiễm tử cung, phần phụ,… 

Phối hợp thuốc kháng sinh và men vi sinh trong điều trị bệnh viêm nhiễm âm đạo, tiết niệu sẽ mang đến hiệu quả cao hơn so với việc chỉ dùng mỗi kháng sinh cho bệnh nhân. Vì người bệnh sử dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi, lúc này bổ sung thêm lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật, tăng cường “đề kháng tự nhiên” cho hệ tiết niệu và sinh dục. 

>>Đọc thêm: Công dụng men vi sinh là gì?

Đường tiết niệu

1. Cấu tạo và chức năng hệ tiết niệu

Hệ tiết niệu phối hợp với phổi, da, ruột… duy trì sự cân bằng của các chất hóa học và nước trong cơ thể. Một người trưởng thành loại bỏ khoảng 800 – 2.000 ml/ngày dựa trên lượng chất lỏng tiêu thụ hàng ngày, tương đương 2 lít.

Cơ quan chính của hệ tiết niệu là thận, bộ phận hình hạt đậu nằm ngay dưới khung xương sườn ở giữa lưng. Thận có vai trò loại bỏ urê – chất thải được hình thành do sự phân hủy protein – ra khỏi máu thông qua các đơn vị lọc nhỏ gọi là nephron. Mỗi nephron bao gồm một quả bóng được hình thành từ các mao mạch máu nhỏ, được gọi là cầu thận. Một ống nhỏ được gọi là ống thận. Urê cùng với nước và các chất thải khác tạo thành nước tiểu khi nó đi qua các nephron và xuống các ống thận của thận.

Từ thận, nước tiểu đi xuống hai ống mỏng, được gọi là niệu quản, đến bàng quang. Niệu quản dài khoảng 20 – 25 cm. Các cơ ở thành niệu quản liên tục co thắt và thư giãn để đẩy nước tiểu ra khỏi thận, tránh nước tiểu ứ đọng gây nhiễm trùng thận. Một lượng nhỏ nước tiểu được thải vào bàng quang từ niệu quản khoảng 10-15 giây/lần.

Bàng quang là một cơ quan rỗng, hình quả bóng nằm trong khung chậu. Nó được giữ cố định bởi hệ thống dây chằng gắn với các cơ quan khác và xương chậu. Bàng quang lưu trữ nước tiểu cho đến khi não, báo hiệu đã sẵn sàng để thải ra ngoài. Bàng quang khỏe mạnh có thể chứa tới gần nửa lít nước tiểu trong 2-5 giờ.

Để ngăn rò rỉ, các cơ tròn được gọi là cơ vòng, đóng chặt xung quanh lỗ bàng quang vào niệu đạo. Sự khác biệt duy nhất giữa hệ tiết niệu của phụ nữ và nam giới là độ dài của niệu đạo. Ở nữ giới, niệu đạo dài khoảng 3,8-5,1 cm, nằm giữa âm vật và âm đạo. Ở nam giới, chiều dài niệu đạo vào khoảng 20 cm, chạy theo chiều dài của dương vật và mở ra ở cuối dương vật. Niệu đạo của nam giới dùng để đào thải nước tiểu, cũng truyền tinh dịch trong quá trình xuất tinh. Do cấu tạo của hệ tiết niệu nên phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới.

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract infection - UTI) là nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu – bàng quang và niệu đạo.

Nhìn chung, 40% phụ nữ có khả năng bị mắc nhiễm trùng đường tiết niệu tại một số thời điểm trong đời. Ở Singapore, thống kê cho thấy 4% phụ nữ trưởng thành bị mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, và tỉ lệ này tăng lên 7% ở độ tuổi 50. Phụ nữ trưởng thành có nguy cơ mắc phải nhiễm trùng đường tiết niệu cao gấp 30 lần nam giới, với gần một nửa trong số họ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu một lần trong đời. Thống kê cho thấy cứ ba phụ nữ thì có một người mắc một đợt nhiễm trùng đường tiết niệu năm 24 tuổi. Các bạn nữ đã quan hệ tình dục thường dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu nhất. Các trường hợp người trưởng thành mắc bệnh này gặp ở người già và bệnh nhân phải đặt ống thông tiểu.

3. Nguyên nhân của nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu chính là nguyên nhân tại sao các bé gái thường được dặn dò phải chùi từ phía trước ra sau sau khi đi vệ sinh. Đó là bởi niệu đạo - ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài - nằm gần hậu môn. Vi khuẩn từ ruột già như E.coli có địa thế tuyệt hảo để tấn công niệu đạo từ hậu môn. Từ đó, chúng có thể đi du lịch ngược dòng lên bàng quang, và nếu sự nhiễm trùng không được điều trị, vi khuẩn sẽ tấn công hai quả thận. Phụ nữ dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu hơn bởi họ có niệu đạo ngắn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn đi lên bàng quang nhanh hơn. Quan hệ tình dục cũng giúp đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu.


4. Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu

Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào bộ phận nào của đường tiết niệu bị viêm nhiễm (2). Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phía dưới ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang. Do đó, các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiểu bao gồm:

  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Tăng tần suất đi tiểu mà không tiểu được nhiều
  • Tăng tính khẩn cấp của việc đi tiểu
  • Nước tiểu có máu
  • Nước tiểu đục
  • Nước tiểu có màu như nước trà đặc
  • Nước tiểu nặng mùi
  • Đau vùng chậu ở phụ nữ
  • Đau trực tràng ở nam giới

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phía trên ảnh hưởng đến thận. Chúng có thể đe dọa tính mạng nếu vi khuẩn di chuyển từ thận bị nhiễm trùng vào máu. Tình trạng này được gọi là urosepsis, có thể gây ra hạ huyết áp, sốc và tử vong. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiểu trên bao gồm:

  • Đau ở phần lưng trên và hai bên
  • Cảm giác ớn lạnh
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Dấu hiệu cụ thể theo giới tính:
  • Nam giới: Với các triệu chứng trên, giữa nam giới và nữ giới không có sự khác biệt. Tuy nhiên, với nhiễm trùng tiết niệu dưới, ở nam giới đôi khi bao gồm đau trực tràng bên cạnh các triệu chứng chung đã được miêu tả.
  • Nữ giới: Phụ nữ có thể bị đau vùng chậu, bên cạnh các triệu chứng thông thường khác

5. Công dụng men vi sinh giảm nhiễm trùng đường tiết niệu 

Chữa viêm đường tiết niệu đơn giản là thêm vào khẩu phần ăn nhóm thực phẩm chứa men vi sinh Probiotic. Chúng sẽ tiêu diệt những loại vi khuẩn gây hại, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Loại men vi sinh này còn giúp giảm tình trạng viêm nhiễm niệu đạo, bảo vệ hệ tiết niệu khỏi những vi khuẩn vi bệnh. Loại men vi sinh Probiotic không có sẵn. Vậy nên bạn phải bổ sung qua con đường ăn uống. Một số thực phẩm giàu Probiotic là: sữa chua, men uống,… 

Tìm hiểu thêm về tác dụng men vi sinh

Giới thiệu men vi sinh MediSpores

Là men vi sinh dạng ống và trong mỗi ống 5ml hỗn dịch chứa 3.5 tỷ Bào tử lợi khuẩn Bacillus Subtilis và Bacillus Clausii. 

Công dụng Men vi sinh Biota

- Bổ sung lợi khuẩn.
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột.
- Hỗ trợ kiểm soát triệu chứng đại tràng, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.

Đối tượng sử dụng Men vi sinh MediSpores Biota

- Người bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon vì nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột.
- Người sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh đúng cách

- Dùng trực tiếp hoặc pha vào sữa, nước đường, nước sôi để nguội hoặc nước trái cây, lắc đều trước khi sử dụng.
- Trẻ em 6 tháng- dưới 1 tuổi: 5ml/lần, ngày 1 lần.
- Trẻ em từ 1-5 tuổi: 5ml/lần, ngày 2 lần
- Trẻ em từ 6 tuổi, người lớn: 5ml/lần, ngày 2-4 lần

Chia sẻ bài viết Đăng ngày: 18/01/2023

Bài viết liên quan

08/03/2023 Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ? từng đối tượng trẻ khác nhau sẽ có điều chỉnh khác nhau. Các bé có thể bổ sung men vi sinh định kỳ, dùng nhiều đợt trong năm. Hoặc có thể chỉ cần sử dụng theo thời gian khuyến nghị. Mẹ có thể liên hệ chuyên gia Nhi khoa để được tư vấn cụ thể.

xem bài viết
08/03/2023 Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con Để bổ sung men vi sinh có tác dụng tốt nhất, nên chọn sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn. Đặc biệt là bào tử Bacillus Clausii - thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

xem bài viết
08/03/2023 Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ? Khi con có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bên cạnh việc chăm sóc con theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ có thể bổ sung men vi sinh chứa các bào tử lợi khuẩn khắc phục tình trạng này.

xem bài viết