Công dụng men vi sinh cải thiện tình trạng bệnh viêm ruột (IBD)

Bệnh viêm ruột (IBD) chỉ một nhóm các tình trạng khiến một phần của hệ tiêu hóa bị viêm, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Các triệu chứng của viêm ruột như đau bụng, tiêu chảy (có thể có máu), chán ăn, sụt cân, sốt; có thể từ nhẹ đến nặng. Tái cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột từ viêm sang chống viêm là công dụng của men vi sinh.

Bệnh viêm ruột - Inflammatory bowel disease (IBD) là bệnh lý viêm mãn tính ở ruột, là kết quả của đáp ứng miễn dịch quá mức và kéo dài tại niêm mạc đường tiêu hóa do một kháng nguyên nào đó (thức ăn/ vi khuẩn...) trên cơ địa di truyền đặc biệt dễ nhạy cảm, đây là bệnh lý có giai đoạn lui bệnh và tái phát, có thể “kéo dài suốt đời”, nguyên nhân và “bệnh sinh” chưa rõ nhưng có liên quan đến miễn dịch.

Hai thể bệnh của bệnh viêm ruột:

  • Ulcerative Colitis (UC): Viêm loét đại tràng (xuất huyết);
  • Crohn’s disease (CD): Bệnh Crohn, ngoài ra còn có thể tồn tại dạng không xác định.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một phức hợp bệnh mạn tính kéo dài có ảnh hưởng đầu tiên lên hệ tiêu hóa. Bệnh này bao gồm một đáp ứng miễn dịch bất thường gây nên một tình trạng viêm thái quá. Nó thường ảnh hưởng đến các thành ruột, nhất là phần dưới của ruột non (hồi tràng) và các đoạn của đại tràng.

Tuy vậy, viêm có thể ảnh hưởng đến bất cứ phần nào của đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Các đoạn viêm trở nên dày và phù và ở các mặt trong có thể bị các ổ loét. Nó gây ra viêm đường tiêu hóa, đưa đến đau bụng, tiêu chảy nghiêm trọng, mỏi mệt, sụt cân và suy dinh dưỡng.

Viêm trong bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng khác nhau của đường tiêu hóa, cho các dân tộc khác nhau. Viêm trong bệnh Crohn thường ăn sâu xuống các lớp của thành ruột bị viêm. Bệnh Crohn vừa gây đau vừa làm cho suy nhược và đôi khi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Dù chưa biết cách điều trị triệt để, các phương pháp chữa có thể làm giảm nhiều các dấu hiệu và triệu chứng, kể cả thuyên giảm lâu dài. Với điều trị, nhiều người mắc bệnh Crohn vẫn có thể sinh hoạt tốt.

1. Triệu chứng đường tiêu hóa

Ở một số người bệnh, chỉ đoạn cuối ruột non (hồi tràng) bị bệnh. Ở số khác, bệnh khu trú ở đại tràng. Các vùng hay bị nhất là đoạn cuối của ruột non và đại tràng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn có thể xếp loại từ nhẹ đến nặng. Chúng thường phát triển từ từ, nhưng đôi khi có thể chuyển nặng đột ngột không có dự báo. Bạn cũng có thể có những thời kỳ không có triệu chứng (thuyên giảm). Khi bệnh hoạt động, các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Mỏi mệt
  • Đau bụng, cơn đau thắt
  • Có máu lẫn trong phân
  • Đau miệng
  • Ăn không ngon miệng và sụt cân
  • Đau hay rò rỉ ở gần hay quanh hậu môn do viêm rò ra da
  • Xác định bệnh bằng chụp ruột có cản quang hoặc nội soi ± chọc sinh thiết.

>>Tìm hiểu thêm: Dinh dưỡng là những “viên gạch” xây dựng nên “thành trì” hệ miễn dịch cho tiêu hóa


2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của bệnh Crohn vẫn chưa rõ. Trước đây người ta cho là do chế độ ăn và tâm trạng căng thẳng, nhưng bây giờ các thầy thuốc đã biết là các yếu tố này có thể làm cho bệnh nặng thêm chứ không gây ra bệnh Crohn. Một số các yếu tố như di truyền và hệ miễn nhiễm không tốt có thể có vai trò trong phát triển bệnh.

Hệ miễn nhiễm. Có thể là virus hay vi khuẩn gây ra bệnh Crohn. Khi hệ miễn nhiễm cố gắng để tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập, một đáp ứng miễn dịch bất thường cũng có thể làm cho hệ miễn nhiễm tấn công vào các tế bào đường tiêu hóa.

Di truyền. Bệnh Crohn gặp nhiều hơn cho người trong gia đình có người bị bệnh, như vậy các gien có thể có vai trò làm cho người ta dễ mắc bệnh hơn. Có tới 15% người bị ảnh hưởng là bà con bậc 1 (cha mẹ, anh chị em ruột, con cái) nhưng nói chung đa số người mắc bệnh Crohn không có bệnh sử gia đình về bệnh này.

3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh Crohn

Tuổi. Bệnh Crohn có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất khi bạn còn trẻ. Đa số được chẩn đoán ở khoảng tuổi 30. Thường gặp ở tuổi teen muộn hay các trang lứa tuổi 20, tuy bệnh có thể bắt đầu ở bất cứ tuổi nào. Có xu hướng bị đi bị lại nhiều lần trong đời. Một số trường hợp còn bị viêm cả các khớp, mắt, hay da.

Chủng tộc. Mặc dù bệnh Crohn có thể mắc ở mọi chủng tộc, gặp nhiều hơn ở Tây Âu và Bắc Mỹ (100 – 300 người/100.000 dân); hiện có trên nửa triệu người Mỹ đang mắc bệnh này. Gặp nhiều hơn cả là người Bắc Âu và Trung Âu dòng Do Thái. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh này hiện đang tăng lên ở người da đen sống ở Bắc Mỹ và nước Anh.

Các biến đổi di truyền, môi trường và các yếu tố đời sống. Người ta nói tới nguyên nhân phối hợp giữa 3 loại yếu tố này. Đa số có liên quan với các gien NOD2, ATG16L1, IL23R và IRGM có ảnh hưởng đến chức năng hệ miễn dịch. Ít nhất có tới 200 biến đổi di truyền gây nguy cơ bệnh Crohn.

Lịch sử gia đình. Bạn sẽ có nguy cơ cao hơn khi bạn có một người bà con bậc 1 bị bệnh.
Hút thuốc. Đây là yếu tố quan trọng nhất có thể kiểm soát được. Hút thuốc cũng làm cho bệnh nặng hơn và nhiều nguy cơ phải mổ hơn. Nếu bạn đang hút thuốc, điều quan trọng nhất là phải ngừng hút.

Các thuốc kháng viêm không steroid. Bao gồm: ibuprofen (Advil, Motrin IB...), naproxen sodium (Aleve), diclofenac sodium (Voltaren) và các thuốc khác. Tuy chúng không gây ra bệnh Crohn nhưng chúng có thể gây viêm ruột làm cho bệnh Crohn trở nên xấu hơn.

Bạn sống ở đâu. Nếu bạn sống ở thành thị hay ở một xứ công nghiệp hóa, bạn có thể dễ bị bệnh Crohn hơn. Điều này cho thấy là các yếu tố môi trường, kể cả chế độ ăn nhiều mỡ hay các thực phẩm tinh chế, có thể có vai trò trong bệnh Crohn.

>>Đọc thêm: Công nghệ bào chế bào tử hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

4. Bệnh Crohn dẫn đến một hay nhiều hơn các biến chứng

Tắc ruột. Bệnh Crohn ảnh hưởng đến bề dày của ruột. Theo thời gian, các phần của ruột có thể bị phù nặng hay thành sẹo và hẹp lại, có thể cản trở dòng thức ăn trong đường tiêu hóa. Bạn có thể phải mổ để cắt bỏ đoạn ruột bệnh lý này.

Các ổ loét. Viêm mạn tính có thể đưa đến các ổ loét ở đâu đó trong đường tiêu hóa, kể cả miệng và hậu môn, và trong đường sinh dục (tầng sinh môn).

Các lỗ rò. Đôi khi các ổ loét có thể ăn sâu hết bề dày của thành ruột, tạo ra các lỗ rò, có thể mở ra da hay thông với một tạng khác. Các lỗ rò gần hay ở quanh vùng hậu môn là loại thường gặp nhất. Khi các lỗ rò phát triển trong bụng, thức ăn có thể đi tắt qua các đoạn ruột làm giảm bớt khả năng hấp thụ. Các lỗ rò có thể gặp giữa các quai ruột, vào bàng quang hay âm đạo, hay có thể mở ra da, gây ra đường rò liên tục các thứ có trong ruột. Trong một số trường hợp, rò bị bội nhiễm và tạo ổ áp xe có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị.

Nứt hậu môn. Đây là một vết rách nhỏ của mô lót ống hậu môn hay của da quanh hậu môn, rất dễ bị nhiễm trùng. Nó thường kết hợp với các nhu động đau của ruột và có thể đưa đến rò quanh hậu môn.

Kém dinh dưỡng. Tiêu chảy, đau bụng, và cơn đau thắt có thể gây khó khăn cho bạn trong ăn uống hay cho ruột của bạn trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng. Bạn dễ bị thiếu máu do thiếu chất sắt và vitamin B12 do bệnh gây ra.

Ung thư đại tràng. Bệnh Crohn làm tăng nguy cơ của ung thư đại tràng. Các hướng dẫn tầm soát ung thư đại tràng nói chung cho người không bị bệnh Crohn yêu cầu soi dạ dày mỗi 10 năm bắt đầu ở tuổi 50. Hỏi bác sĩ của bạn liệu bạn có phải làm nghiệm pháp này sớm hơn và thường xuyên hơn hay không.

Các vấn đề khác về sức khỏe. Bệnh Crohn có thể gây ra các vấn đề khác cho các bộ phận khác của cơ thể. Trong các vấn đề này có thiếu máu, các rối loạn của da, loãng xương, viêm khớp và các bệnh của bàng quang hay gan.

Các nguy cơ về y tế. Một số thuốc chữa bệnh Crohn tác động bằng cách ức chế các chức năng của hệ miễn nhiễm kết hợp với một nguy cơ cho một số nhỏ là phát triển các bệnh như các bướu ác từ hệ bạch huyết và các ung thư da. Chúng cũng làm tăng nguy cơ của nhiễm khuẩn. Các corticosteroids có thể đưa đến nguy cơ loãng xương, gãy xương, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tiểu đường và cao huyết áp... Trao đổi với bác sĩ của bạn để xác định các nguy cơ và các lợi ích của các thuốc chữa bệnh.

>>Đọc thêm: Dinh dưỡng khoa học giúp xây dựng thành trì hệ tiêu hóa

5. Dinh dưỡng trong điều trị bệnh Crohn

Chế độ ăn: Bỏ: sữa chế phẩm, đường, gluten (là chất có trong lúa mì và các hạt ngũ cốc), rượu, cà phê, thức ăn chế biến. Thay bằng: hoa quả tươi, rau, mỡ và protein sạch;

Giám sát các triệu chứng: loại bỏ những thứ không thích hợp

Uống nhiều chất lỏng: nước, trà cây cỏ, các nước uống kombucha

Xử trí các stress: yoga, tập tành, suy ngẫm trầm tư...

Các thứ bổ sung: các bổ sung tự nhiên trong có các vitamin, các chất khoáng cần thiết, vitamin B12, sắt...

Tránh các thuốc: kháng sinh, thuốc ngừa thai, NSAIDs...

Bổ sung cho ruột các vi khuẩn tốt: Men vi sinh probiotics, sữa chua, cốm vi sinh...

Chia sẻ bài viết Đăng ngày: 12/01/2023

Bài viết liên quan

08/03/2023 Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ? từng đối tượng trẻ khác nhau sẽ có điều chỉnh khác nhau. Các bé có thể bổ sung men vi sinh định kỳ, dùng nhiều đợt trong năm. Hoặc có thể chỉ cần sử dụng theo thời gian khuyến nghị. Mẹ có thể liên hệ chuyên gia Nhi khoa để được tư vấn cụ thể.

xem bài viết
08/03/2023 Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con Để bổ sung men vi sinh có tác dụng tốt nhất, nên chọn sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn. Đặc biệt là bào tử Bacillus Clausii - thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

xem bài viết
08/03/2023 Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ? Khi con có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bên cạnh việc chăm sóc con theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ có thể bổ sung men vi sinh chứa các bào tử lợi khuẩn khắc phục tình trạng này.

xem bài viết