Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột là gì
Hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Chúng tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Vi sinh vật đường ruột hỗ trợ cân bằng hệ tiêu hóa và tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ cho cơ thể. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ cùng Medispores tìm hiểu về nguyên nhân triệu chứng hậu quả của việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột này nhé!
1. Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột là gì
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là sự thay đổi về thành phần hay số lượng của các vi sinh vật cộng sinh trong đường ruột khiến cho tỷ lệ lợi khuẩn giảm trong khi vi khuẩn gây hại tăng lên
Sử dụng sữa mẹ để tăng cường hệ vi sinh đường ruột
>>Đọc thêm: 4 dấu hiệu giúp nhận biết mất cân bằng hệ tiêu hóa
2. Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột
2.1. Quá trình sinh đẻ
Qua khảo sát các chuyên gia nhận thấy sự khác biệt trong hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ được sinh thường qua đường âm đạo của mẹ với sinh mổ.
Những trẻ được sinh thường có hệ vi sinh vật đường ruột phong phú hơn. Lúc mới sinh ra, cơ thể trẻ hoàn toàn vô khuẩn nhưng trong quá trình sinh tự nhiên qua đường âm đạo trẻ được nhận các vi khuẩn từ âm đạo và hệ vi sinh trong đường ruột của người mẹ, chủ yếu là Bacteroides, Lactobacillus và Bifidobacterium. Từ những vi khuẩn ban đầu này, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ em bắt đầu thiết lập.
Nếu trẻ sinh theo hình thức sinh mổ, trẻ sẽ không có cơ hội tiếp xúc với các vi khuẩn trong hệ vi sinh của người mẹ vì thế dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ từ khi mới sinh.
2.2. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ
Chế độ dinh dưỡng và cách thức nuôi dạy trẻ cũng quyết định đến tính đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột.
Bú sữa mẹ rất tốt cho bé bị tiêu chảy, nhất là khi bé nguyên nhân tiêu chảy là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Ở trẻ bú sữa mẹ, Bifidobacteria chiếm 80 – 90% tổng lượng vi sinh đường ruột, Lactobacilli và Bacteroides tăng dần với số lượng ít hơn và Enterobacteria giảm dần.
Trong khi đó ở trẻ ăn sữa công thức, hệ vi sinh đường ruột chủ yếu là coliforms, Bacteroides, và lượng Bifidobacteria thấp hơn rõ rệt.
Sau giai đoạn ăn bổ sung, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ giống người lớn với chủ yếu là Bacteroides, Veillonella, và Fusobacterium.
Ngoài ra chế độ dinh dưỡng khi trẻ lớn dần cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ vi sinh vật đường ruột. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá nhiều, chế độ ăn kém đa dạng, ăn các thức ăn khó tiêu hoá hoặc ăn kiêng khem quá mức cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh.
>>Đọc thêm: Chế độ cân bằng hệ tiêu hóa
2.3. Tình trạng nhiễm trùng và tiếp xúc với kháng sinh.
Sử dụng kháng sinh bừa bãi là một trong những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ
Khi bị mắc các bệnh nhiễm trùng và phải tiếp xúc nhiều với kháng sinh là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây mất cân bằng hệ vi sinh. Các thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cũng sẽ tiêu diệt một phần các vi khuẩn có lợi. Đấy là chưa kể đến việc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn khiến gia tăng nhanh số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột. Điều này ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh. Sử dụng kháng sinh bừa bãi là một trong những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ.
2.4. Các bệnh lý mắc phải
Khi mắc các bệnh lý như viêm đường tiêu hóa (viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm đại tràng…) hoặc các trường hợp phẫu thuật ống tiêu hóa, rửa đường tiêu hóa, hay các trường hợp hóa trị xạ trị.
Một số yếu tố được cho là có liên quan đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột bao gồm: rượu – thức uống có cồn, căng thẳng stress, mất ngủ…
3. Biểu hiện của mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột
Các biểu hiện của mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột thường không đặc hiệu, những biểu hiện này phụ thuộc vào thời gian và mức độ nặng của sự mất cân bằng cũng như các bệnh lý tiềm tàng của cơ thể. Biểu hiện của mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột thường dưới dạng các hội chứng như:
- Chán ăn, bỏ bú, giảm cảm giác thèm ăn
- Đau bụng, chướng bụng
- Hệ miễn dịch yếu, thường xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn…
- Nôn, trớ
- Bé bị tiêu chảy thường xuyên, hoặc táo bón
4. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ và các hệ lụy khó lường khác
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ và nhiều hệ lụy khó lường khác
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa; tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài; hội chứng kém hấp thu; không dung nạp thức ăn, hội chứng ruột kích thích, quá phát vi khuẩn
- Các bệnh lý ruột viêm: viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn
- Ảnh hưởng đến các rối loạn tâm lý: Theo các nhà nghiên cứu, vi khuẩn đường ruột có khả năng sản xuất serotonin – chất liên quan đến các rối loạn lo âu, trầm cảm…
- Béo phì và hội chứng chuyển hóa: Hệ vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Do vậy việc hệ vi sinh vật đường ruột có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng béo phì và rối loạn chuyển hóa đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và khẳng định bước đầu.
- Bệnh lý dị ứng: Các vi khuẩn đường ruột thiết lập cân bằng đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T giúp đỡ, kích thích sản xuất interleukin 10 có tác dụng giảm các bệnh lý dị ứng. Chính vì vậy khi mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng.
Hiện trên thị trường đã có mặt sản phẩm men ống vi sinh có chứa đến 4 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus Clausii, nhằm mang đến hiệu quả cao trong việc cân bằng hệ khuẩn đường ruột. Đây là sản phẩm dạng uống đơn giản, dễ dùng hàng ngày, mang đến hiệu quả cao trong việc cân bằng hệ khuẩn đường ruột.
Với mong muốn duy trì và nâng cao sức khỏe cộng đồng, MediSpores đã tiên phong cho ra đời các dòng sản phẩm ứng dụng men vi sinh lợi khuẩn probiotics dạng nước, tăng khả năng hấp thu và khắc phục được tối đa nhược điểm của các dạng bào chế khác.
Lợi khuẩn dạng bào tử của MediSpores có nguồn gốc từ Anh Quốc. Nhờ ứng dụng công nghệ tạo bào tử thế hệ mới - Spore Organic - sử dụng hoàn toàn nguyên liệu từ thực vật (Tìm hiểu về sinh học bào tử hữu cơ) giúp sản phẩm an toàn, hiệu quả và thân thiện với mọi đối tượng.
Giới thiệu công nghệ bào chế bào tử men vi sinh từ nguyên liệu từ thực vật (hữu cơ)
MediSpores cùng các chuyên gia hàng đầu Việt Nam nghiên cứu công nghệ bào chế bào tử tìm ra dòng men vi sinh lợi khuẩn Probiotics dạng lỏng với nhiều ưu điểm vượt trội.
Theo nghiên cứu, Probiotics chứng tỏ tiềm năng trong điều trị và ngăn ngừa các bệnh rối loạn và viêm nhiễm đường tiêu hóa.
Sản phẩm men vi sinh Biota với thiết kế tiện lợi.
Chủng giống có nguồn gốc từ Anh Quốc kết hợp công nghệ bào tử Spore Organic
Nhà máy của MediSpores được thành lập vào tháng 9/2017 với công suất 50 triệu đơn vị sản phẩm/năm, đặt tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội) với quy mô sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn ISO 13485:2016 về sản xuất trang thiết bị y tế và tiêu chuẩn GMP Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ do Bộ Y tế cấp.
Để hệ vi sinh đường ruột nhanh lấy lại sự cân bằng, việc bổ sung vi sinh vật có lợi cho đường ruột đóng vai trò rất quan trọng. Có nhiều cách để bổ sung vi sinh vật có lợi cho đường ruột, trong đó dùng men ống vi sinh là giải pháp đơn giản, hiệu quả và toàn diện nhất. Bởi men ống vi sinh cực kỳ tiện lợi, có thể uống mọi lúc mọi nơi, phù hợp với mọi đối tượng, mọi độ tuổi, kể cả người kén ăn hay mắc chứng không dung nạp lactose.
Để mang lại hiệu quả tốt nhất khi dùng, bạn sẽ cần hết sức kỹ lưỡng trong việc lựa chọn men ống vi sinh. Bởi tuy cùng là sản phẩm bổ sung men vi sinh nhưng các sản phẩm men vi sinh trên thị trường có đa dạng chủng loại. Vì thế, bạn cần quan tâm đến việc chọn lựa men ống vi sinh phù hợp với bản thân. Vậy chúng ta nên chọn loại men vi sinh nào?
Bạn nên ưu tiên chọn men vi sinh có thể hoạt động tốt ở đường tiêu hóa. Bacillus Clausii là một trong những chủng lợi khuẩn có khả năng hình thành bào tử và được đưa vào cơ thể dưới dạng bào tử. Với tính ổn định và tính đề kháng cao, bào tử Bacillus clausii có thể sống sót và tồn tại được trong môi trường axit dạ dày, nhiệt độ môi trường bên ngoài và ảnh hưởng của kháng sinh. Điều này có nghĩa là Bacillus clausii có thể hoạt động tốt trong đường ruột – đúng nơi mà chúng ta cần tác động.
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà
Phó trưởng Bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội
Trưởng khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Nhi Trung ương
Nguồn: thầy thuốc việt nam