Cơ chế của lợi khuẩn đối với hệ miễn dịch
Lợi khuẩn nâng cao sức đề kháng cho con, bổ sung lợi khuẩn hàng ngày được các bác sĩ khuyên dùng...nhưng ko phải ai cũng hiểu cơ chế của lợi khuẩn đối với hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Hãy cùng Medispores tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé
Việc bổ sung lợi khuẩn thường xuyên và đúng cách sẽ giúp con yêu có một sức khỏe tốt để học tập và vui chơi thoải mái nhất.
Hệ miễn dịch của con khi đó sẽ bảo vệ tốt nhất, tránh cho các tác nhân gây bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài.
>>>Đọc thêm: Phòng khuẩn đường ruột ở trẻ em và người lớn
1. Thành phần của hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ
Hệ thống miễn dịch của mỗi người là khác nhau và trở nên mạnh hơn khi trưởng thành, đó là lý do tại sao người lớn có xu hướng bị bệnh ít hơn trẻ em.
Miễn dịch là khả năng của cơ thể nhận biết, đáp ứng và loại bỏ các yếu tố lạ gây hại, là phương thức đề kháng tự vệ hết sức quan trọng của cơ thể. Đáp ứng miễn dịch ở người được chia thành 2 loại: Đáp ứng miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu) – Đáp ứng miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu).
Miễn dịch tự nhiên
Miễn dịch tự nhiên được hình thành trong quá trình tiến hóa của con người để chống lại sự xâm nhập gây nhiễm của các vi sinh vật gây bệnh. Tất cả chúng ta ngay từ khi sinh ra đã nhận được từ mẹ một lượng kháng thể nhất định, một hệ miễn dịch sẵn có.
Hệ miễn dịch tự nhiên này bao gồm các mô, tế bào và phân tử. Thông qua việc bú sữa mẹ, con được tích lũy ngày càng nhiều kháng thể.
Miễn dịch thu được
Miễn dịch thu được là trạng thái miễn dịch xuất hiện do kháng thể đặc hiệu tương ứng với từng kháng nguyên được tạo ra sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên.
Nếu hệ thống miễn dịch gặp tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng, nó sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch.
2. Cơ chế của lợi khuẩn giúp nâng cao sức đề kháng ở trẻ nhỏ
Vốn dĩ, đường ruột chứa rất nhiều vi khuẩn và được phân làm 2 loại: chủng vi khuẩn gây hại và chủng vi khuẩn có ích – lợi khuẩn. Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, cơ thể yếu đi, hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ là cơ hội của các nguồn bệnh tấn công.
Ngược lại, nếu có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung thêm lợi khuẩn mỗi ngày một cách tự nhiên giúp cân bằng hệ men vi sinh đường ruột thì cơ thể sẽ trở nên khỏe mạnh hơn, vượt qua bệnh tật dễ dàng.
Lợi khuẩn (Probiotics) là những vi sinh vật sống, chủ yếu là vi khuẩn và đôi khi là nấm men, rất tốt cho sức khỏe nên đó là lý do tại sao chúng được gọi là “vi khuẩn tốt – lợi khuẩn”. Một số loại vi khuẩn có lợi điển hình như Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii,….
Những vi khuẩn có lợi này có vai trò tăng cường sức khỏe nhờ có khả năng:
- Tổng hợp vitamin
- Hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu
- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn
- Tăng cường hệ miễn dịch
Lợi khuẩn giúp nâng cao sức đề kháng theo 4 cơ chế sau:
2.1. Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Bên cạnh hệ hô hấp, hệ tiêu hóa là con đường xâm nhập lớn nhất của các loại vi khuẩn gây hại vào cơ thể trẻ. Mặc dù có sự góp mặt của các vi khuẩn gây bệnh song cơ thể vẫn đạt được trạng thái khỏe mạnh chính là nhờ cơ chế điều hòa miễn dịch tại ruột.
Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm tổng số khoảng 80% các tế bào miễn dịch trong cơ thể người và hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó.
Lợi khuẩn có thể nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng của ruột bằng cách đẩy lùi các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, ức chế khả năng gây hại của chúng, giúp cân bằng hệ thống vi sinh trong đường ruột. Vi khuẩn có lợi chống lại các vi khuẩn gây hại bằng nhiều cách:
- Vi khuẩn có lợi sinh ra các acid ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại. Điều này khiến cho những vi khuẩn có hại dù có sống sót được sau khi đi qua vùng acid của dạ dày, cũng khó có khả năng gây bệnh
- Vi khuẩn có lợi cạnh tranh “đất ở” và nguồn dinh dưỡng với các vi khuẩn có hại khiến chúng không thể tồn tại và phát triển trong đường tiêu hóa
Một số chủng Lactobacilli và Bifidobacteria còn có tác dụng thiết lập sự cân bằng đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T giúp đỡ, kích thích sản xuất interleukin 10 (IL10) và yếu tố làm biến đổi sự phát triển (transforming growth factor – TGF beta). Cả hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong tính trung hòa miễn dịch, vì cậy có thể tác dụng giảm các bệnh lý dị ứng.
>>Xem thêm: Tìm hiểu về bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii
2.2. Kích thích quá trình sản xuất kháng thể IgA
Trong số các vi sinh vật của hệ vi sinh đường ruột, Lactobacilli và Bifidobacteria là hai loại vi khuẩn tạo ra hàng rào bảo vệ ruột, thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA (tiết IgAs). Kháng thể IgA là thành phần quan trọng nhất và chiếm ưu thế trong bề mặt niêm mạch có khả năng chống lại các kháng nguyên, các yếu tố gây bệnh tiềm tàng, độc lực và độc tố của vi khuẩn.
Sự phát triển của các tương bào sản xuất ra các IgAs ở niêm mạc ruột bị ảnh hưởng nhiều bởi hệ vi sinh đường ruột. Nói một cách dễ hiểu hơn, kháng thể IgA chính là các protein nhận dạng ra và tiêu diệt các tác nhân có hại cho cơ thể. Chính vì vậy, bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn sống vào tận ruột non và đại tràng sẽ giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và đặc biệt là cho trẻ.
2.3. Đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào biểu mô tại niêm mạc ruột bị tổn thương
Lợi khuẩn được chứng minh là có tác động tích cực lên một số chức năng của hệ miễn dịch ở đường ruột, thúc đẩy các quá trình tái tạo tế bào biểu mô giúp niêm mạc ruột khỏe mạnh. Sự có mặt của Lactobacilli và Bifidobacteria có tác dụng ngăn cản sự khu trú của các vi khuẩn khác thông qua khả năng ức chế hoặc cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong hàng rào bảo vệ của ruột.
Lactobacilli và Bifidobacteria ức chế sự bám sinh của các vi sinh vật gây bệnh thông qua sự bài tiết các chất kháng khuẩn.
>>Xem thêm: Những đặc điểm cửa bào tử Probiotics
2.4. Sản sinh ra các enzym tiêu hóa, chuyển hóa đường lactose
Một số chủng lợi khuẩn có khả năng sản sinh ra nhiều các enzym trong đó hay gặp nhất là các men tiêu hóa như amylase, protease, cellulase… Các enzym tiêu hóa này có chức năng làm xúc tác cho quá trình phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng, từ đó hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Lợi khuẩn cũng giúp chuyển hóa đường lactose thành dưỡng chất dễ hấp thu hơn, tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những loại thức ăn có chứa nhiều lactose. Mặt khác, vi khuẩn có lợi phá vỡ cấu trúc lactose, giúp cho các trường hợp không dung nạp lactose có thể vượt qua trở ngại này để tiếp tục hấp thu đường lactose.
>>Xem thêm: Lợi khuẩn sống – chìa khoá vàng cho sức khoẻ của trẻ
3. Bổ sung lợi khuẩn đúng cách cho bé để nâng cao sức đề kháng
Lợi khuẩn có trong thực phẩm lên men như sữa chua men sống, đậu nành lên men (natto), kim chi, dưa muối,… các loại thực phẩm từ sữa như sữa bơ, phô mai,….
Ngoài ra, lợi khuẩn có sẵn dưới dạng chất bổ sung trong các chế phẩm như thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe,… đã được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu. Các loại men vi sinh trên thị trường ngày nay có chứa các lợi khuẩn, phổ biến nhất là Lactobacillus và Bifidobacterium.
Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý rằng, lợi khuẩn sẽ phát triển tốt khi có nguồn thức ăn là các chất xơ hòa tan (prebiotics). Ăn nhiều rau quả còn có thể ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh.
>>Xem thêm: Công dụng của bào tử lợi khuẩn MediSpores cho hệ tiêu hóa
Men uống vi sinh MediSpores Biota bổ sung 3,5 tỷ lợi khuẩn
Một trong Các loại men vi sinh cho bé dạng ống tốt nhất trên thị trường hiện nay, được nhiều các bà mẹ tin dùng
-
Bổ sung lợi khuẩn.
-
Cải thiện hệ vi sinh đường ruột.
-
Hỗ trợ kiểm soát triệu chứng đại tràng, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Dinh dưỡng tốt giúp hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh
Thành phần:
Trong mỗi ống 5ml hỗn dịch chứa 3.5 tỷ Bào tử lợi khuẩn Bacillus Subtilis và Bacillus Clausii.
Đối tượng sử dụng:
-
Người bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon vì nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột.
-
Người sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH dược phẩm Tâm Mỹ An
Điện thoại: 0961.54.54.26
Website: https://medispores.vn/
(9630/2021/ĐKSP)
Nguồn: tổng hợp internet