Phòng khuẩn đường ruột SALMONELLA

Phòng khuẩn đường ruột SALMONELLA - Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn gọi là Salmonella gây ra. Nhiễm khuẩn có thể lây lan từ ruột vào máu trong cơ thể và các nơi khác trong cơ thể.

Chi Salmonella được chia thành 2 loài, S. enterica và S. bongori, bao gồm hơn 2500 kiểu huyết thanh đã biết. Một số loại typ huyết thanh đã được đặt tên. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thông thường đôi khi rút ngắn tên khoa học để chỉ bao gồm chi và serotype; ví dụ, S. enterica, phân loài enterica, serotype Typhi ngắn hơn Salmonella Typhi.

khuẩn đường ruột SALMONELLA

>>Đọc thêm: Phòng khuẩn đường ruột SHIGELLA bệnh lỵ trực khuẩn

Đặc điểm sinh học SALMONELLA

– Hình thể:Trực khuẩn, bắt màu Gram âm, 1- 3 x 0,5- 0,7mm. Có nhiều lông xung quanh thân, di động được. Không có vỏ, không bào tử.

– Nuôi: Vi khuẩn dễ nuôi, vừa ưa khí vừa kỵ khí, pH 6-8, nhiệt độ thích hợp 370C. Trên môi trường phân lập, khuẩn lạc 24 giờ là dạng S, tròn, nhẵn kích thước 2 – 4 mm. Có thể gặp dạng R do nuôi cấy lâu trên môi trường nhân tạo. Trên môi trường lỏng vi khuẩn mọc làm đục đều môi trường.

– Sức đề kháng: Vi khuẩn có sức đề kháng khá cao ở ngoại cảnh. Trong nước và canh trùng có thể sống vài tháng, trong phân được vài tuần, trong nước đá 2 – 3 tháng. Vi khuẩn bị tiêu diệt ở 1000C/ 5 phút. Formol 5% / 5 phút, ở 600C/ 20- 30 phút. Một số loại kháng sinh diệt được vi khuẩn như chloramphenicol, quinolon…

– Kháng nguyên: có 3 loại kháng nguyên.

  1. – Kháng nguyên O: bản chất là lipopolysacharide. Dựa vào KN O để xếp loại Salmonella và điều tra dịch tễ học.
  2. – Kháng nguyên H: KN lông. Có ứng dụng để chẩn đoán huyết thanh
  3. – Kháng nguyên K: ký hiệu là KN Vi,  chỉ có ở S. typhi và S. pa paratyphi C.

>> Tìm hiểu thêm về: sinh học bào tử hữu cơ

Phòng khuẩn đường ruột ngừa bệnh nhiễm khuẩn Salmonella

1- Rửa tay thật kỹ là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
2- Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, thay tã, chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
3- Không để các loài bò sát vào những nơi bạn cho trẻ nhỏ ăn hoặc tắm.
4- Không cho các loài bò sát và lưỡng cư vào trong nhà có trẻ dưới 5 tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.
5- Nấu kỹ tất cả các loại thịt, đặc biệt là thịt gia cầm.
6- Không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín.
7- Chỉ uống sữa tiệt trùng.
8- Rã đông thịt và gia cầm trong tủ lạnh thay vì ở nhiệt độ phòng.
9- Cho thức ăn vào tủ lạnh ngay.
10- Rửa thớt và kệ bếp dùng để chế biến thịt hoặc gia cầm ngay sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác.
11- Không bơi ở bể bơi hoặc hồ nếu quý vị bị tiêu chảy.

Có những triệu chứng nào?

Triệu chứng có thể tiến triển từ 12 đến 72 tiếng sau khi nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường kéo dài trong vòng từ 4 đến 7 ngày và có thể bao gồm:

  1. Tiêu chảy
  2. Co thắt dạ dày
  3. Đau đầu
  4. Sốt
  5. Nôn mửa
  6. Mất nước (mất dịch cơ thể), đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người già
  7. Nhiễm khuẩn Salmonella có thể bị nặng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Bệnh lây lan như thế nào?

Vi khuẩn salmonella rời khỏi cơ thể qua phân của người và động vật bị nhiễm bệnh. Những người khác bị nhiễm khuẩn khi tay, thực phẩm, hoặc đồ vật dính phân bị nhiễm khuẩn được cho vào miệng.

Những người bị nhiễm Salmonella có thể truyền vi khuẩn sang người khác nếu họ không rửa sạch tay của mình sau khi đi vệ sinh.

Một người có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella do:

Ăn đồ ăn hoặc uống nước hoặc sữa bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.

Ăn hoặc chạm vào miệng sau khi chạm vào động vật bị nhiễm khuẩn mà không rửa tay trước. Động vật bị nhiễm khuẩn thường không có vẻ bị ốm. Động vật thường bị nhiễm khuẩn Salmonella bao gồm gà, vịt, lợn, bò, động vật gặm nhấm và các loài bò sát như rắn, thằn lằn và rùa. Thú nuôi là nguồn nhiễm khuẩn phổ biến.

Ăn đồ ăn sẵn (các loại đồ ăn không cần nấu nướng) được chế biến trên các bề mặt chế biến thực phẩm hoặc bằng các đồ dùng bị nhiễm Salmonella.

Bệnh được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Nhiễm khuẩn Salmonella thường được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm phân để phát hiện vi khuẩn.

Hầu hết mọi người đều hồi phục mà không cần điều trị. Đôi khi, kháng sinh được sử dụng cho những người bị bệnh nặng. Kháng sinh cũng có thể hữu ích đối với trẻ sơ sinh và những người bị một số bệnh mạn tính nhất định.

Nên uống nhiều chất lỏng để ngăn mất nước.

Tìm hiểu thêm: 

Nguồn: tổng hợp internet

Chia sẻ bài viết Đăng ngày: 31/01/2023

Bài viết liên quan

08/03/2023 Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ? từng đối tượng trẻ khác nhau sẽ có điều chỉnh khác nhau. Các bé có thể bổ sung men vi sinh định kỳ, dùng nhiều đợt trong năm. Hoặc có thể chỉ cần sử dụng theo thời gian khuyến nghị. Mẹ có thể liên hệ chuyên gia Nhi khoa để được tư vấn cụ thể.

xem bài viết
08/03/2023 Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con Để bổ sung men vi sinh có tác dụng tốt nhất, nên chọn sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn. Đặc biệt là bào tử Bacillus Clausii - thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

xem bài viết
08/03/2023 Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ? Khi con có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bên cạnh việc chăm sóc con theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ có thể bổ sung men vi sinh chứa các bào tử lợi khuẩn khắc phục tình trạng này.

xem bài viết