Nguyên nhân cách chăm sóc và phòng khuẩn đường ruột ở trẻ

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do các vi khuẩn có hại tấn công gây tổn thương niêm mạc tiêu hóa. Cần phát hiện nguyên nhân cách chăm sóc và phòng khuẩn đường ruột ở trẻ để phát hiện sớm, tránh hậu quả xấu xảy ra. Những thông tin này thực sự hữu ích và giúp được các mẹ trong quá trình chăm sóc và phòng tránh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ.

1. Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột (hay nhiễm trùng tiêu hóa) là tình trạng niêm mạc ruột bị vi khuẩn có hại từ môi trường bên ngoài (thường gặp nhất là vi khuẩn E.coli, Salmonella…) xâm nhập và tấn công dẫn đến tổn thương, gây ra viêm ruột với triệu chứng điển hình là tiêu chảy. Vì vậy, các mẹ hay gọi là “tiêu chảy nhiễm khuẩn“.

Dấu hiệu trẻ nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, bên cạnh triệu chứng điển hình là tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều lần (4-5 lần/ngày), trẻ còn có một số triệu chứng khác như:

•Đau bụng: Vi khuẩn hay độc tố vi khuẩn tác động lên thần kinh ở thành ruột hoặc làm tăng nhu động ruột, gây cảm giác đau.

•Mệt mỏi: Do mất nước và điện giải sau nhiều lần tiêu chảy.

•Có thể có nôn mửa: Độc tố vi khuẩn có thể gây ra tình trạng nôn mửa.

•Sốt: Sốt là phản ứng của cơ thể khi bị tác nhân lạ tấn công.

Với nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng thường khó nhận biết hơn. Ngoài tiêu chảy, sốt, trẻ thường quấy khóc (do đau bụng), ít chơi, ngủ nhiều hơn mọi ngày. Do đó, khi trẻ có tiêu chảy kèm một trong các biểu hiện bất thường này, mẹ nên theo dõi bé để để đưa bé đi khám kịp thời.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do nhiễm vi khuẩn có hại từ môi trường bên ngoài

2. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thông thường, hệ vi khuẩn đường ruột trẻ bao gồm 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn chung sống hòa bình, đảm bảo chức năng tiêu hóa của trẻ hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi vi khuẩn gây hại tấn công, số lượng hại khuẩn phát triển làm mất cân bằng hệ vi sinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là do cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng yếu nên rất dễ bị các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài tấn công và gây bệnh. Các tác nhân này có thể đến từ thức ăn, từ đồ chơi hay lây gián tiếp qua người có vi khuẩn gây bệnh. Một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột thường gặp ở trẻ:

E.coli (Escherichia coli)

Trong một số trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đường ruột, người ta phát hiện chủng E.coli tiết ra độc tố gây đau bụng, nôn mửa, thậm chí khiến bé tiêu chảy ra máu. Bé bị nhiễm trùng đường ruột gây ra bởi E.coli có thể do ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hay tiếp xúc với người mắc bệnh,…

Salmonella (vi khuẩn thương hàn)

Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột gây ra bởi Salmonella có thể là do ăn phải các thực phẩm chưa nấu chín (thịt, trứng sống,…), vệ sinh không sạch sẽ,…

Khi vào cơ thể, vi khuẩn này tiết ra nội độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột khiến trẻ đau bụng, tiêu chảy phân lẫn máu. Nếu nội độc tố hấp thu vào máu đến hệ thần kinh sẽ làm tổn thương hệ thần kinh, gây nhiễm độc toàn thân,…

Với trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do Salmonella, trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 4-7 ngày mà không cần điều trị. Trong trường hợp nặng, trẻ có dấu hiệu nhiễm độc toàn thân, tổn thương hệ thần kinh như sốt, mặt đờ đẫn, tay chân run, nhức đầu, ù tai,…Các mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoài nhiễm khuẩn đường ruột, trẻ cũng hay mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột (nguyên nhân do virus tấn công niêm mạc ruột: Rotavirus, Norovirus…) hay nhiễm kí sinh trùng đường ruột (Giardiasis, nấm Cryptosporidiosis). Trong trường hợp này, hệ vi sinh đường ruột của trẻ cũng bị mất cân bằng dẫn đến các triệu chứng tương tự: tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, mệt mỏi, không chịu chơi….

>>Đọc thêm: Những điều nên biết về phòng khuẩn đường ruột

3. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có nguy hiểm không? 

Nhiễm khuẩn đường ruột là một bệnh phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ để loại các biến chứng nặng nề trên đường tiêu hóa.

•Trẻ bị mất nước và chất điện giải nghiêm trọng nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

•Viêm loét đường tiêu hóa (dạ dày, trực tràng): vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, trẻ bị nhiễm trùng đường ruột lâu dài khiến cho các dấu hiệu tổn thương ngày một lan rộng dẫn đến hình thành các vết loét sâu.

•Xuất huyết tiêu hóa: Khi đường tiêu hóa bị loét sâu, dẫn đến chảy máu và gây xuất huyết tiêu hóa.

•Thủng ruột dẫn tới phải cắt bỏ: đây là một trong những biến chứng nguy hiểm đối với trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây ra những vết loét ở ruột quá sâu, dẫn tới thủng ruột.

Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các biến chứng đều có thể lường trước và ngăn chặn được. Vì vậy, việc phát hiện sớm và chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là rất quan trọng.

>>Đọc thêm: Phòng khuẩn đường ruột cho trẻ

4. Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn

Theo nguyên tắc, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột cần được bổ sung dinh dưỡng sau tiêu chảy, đồng thời phục hồi hệ tiêu hóa khỏe mạnh để tình trạng viêm không tái đi tái lại. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẫn đường ruột, mẹ cần lưu ý những điều sau:

4.1. Cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng

Cung cấp nước và dinh dưỡng nhằm bù lại nước và dinh dưỡng sau khi đi ngoài nhiều lần, đồng thời đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ. Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ còn góp phần tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng,…

Mẹ nên bổ sung dung dịch bù nước và điện giải Oresol, đồng thời cho bé ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp,…để bé dễ tiêu hóa và hấp thu, lại không gây quá tải đường ruột đang bị tổn thương, đồng thời giúp bé mau hồi phục.

Bổ sung nước và dinh dưỡng cho bé bị nhiễm khuẩn đường ruột

Nếu mẹ chưa biết cách bù nước và điện giải Oresol cho bé nhiễm khuẩn đường ruột, tham khảo: Oresol – 10 điều cần biết

4.2. Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày

Đối với trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, tiêu chảy nhiều lần, mệt mỏi khiến trẻ có cảm giác sợ ăn. Do đó việc chia nhỏ bữa ăn hằng ngày sẽ giúp làm giảm tình trạng này, song vẫn đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Ngoài ra, niêm mạc ruột sau nhiễm khuẩn chưa phục hồi hoàn toàn, mẹ chia nhỏ bữa ăn để thích nghi với khả năng tiêu hóa và hấp thu của đường ruột trẻ.

Chia nhỏ bữa ăn giúp trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột ăn ngon hơn, phục hồi nhanh hơn

4.3. Cho bé ăn thực phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh

Phần lớn vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột qua thức ăn hàng ngày của bé. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo cho bé ăn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa khiến tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn.

Cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột ăn thực phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh 

4.4. Vệ sinh đồ chơi và môi trường xung quanh bé sạch sẽ 

Việc vệ sinh sạch sẽ đồ chơi và môi trường xung quanh sẽ giúp giảm thiểu sự lây lan của vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy mẹ nên vệ sinh đồ chơi và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột bé gây viêm nhiễm.

4.5. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ nhiễm khuẩn đường ruột

Để tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ khỏi dứt điểm, việc bổ sung lợi khuẩn, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh – tác động vào nguyên nhân gây bệnh là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên không phải lợi khuẩn nào cũng có tác dụng nhanh và hiệu quả. Mẹ ưu tiên lựa chọn lợi khuẩn thiết yếu, và có khả năng bám dính tại đường ruột để hiệu quả tốt nhất.

Trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa nên được bổ sung lợi khuẩn

4.6. Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nặng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế

Khi trẻ có các dấu hiệu nặng, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
•Sốt cao trên 39oC
•Trẻ lừ đừ, vã mồ hôi nhiều, không chịu ăn
•Khó chịu, mệt mỏi, da xanh xao
•Tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/ giờ), phân lỏng, lẫn máu.
•Môi nhợt nhạt, mất nước

>>Đọc thêm: Dinh dưỡng là những “viên gạch” xây dựng nên “thành trì” hệ miễn dịch cho tiêu hóa

5. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi? 

Thông thường, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ tự khỏi sau 2-7 ngày nếu được chăm sóc hợp lý. Trong trường hợp nặng hơn, bệnh có thể kéo dài đến vài tuần. Do đó các mẹ cần để ý các dấu hiệu bất thường (tiêu chảy quá mức, da xanh xao, sốt, đau nhức cơ,…) để đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

6. Biện pháp phòng tránh trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột tái phát  

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng. Do đó, nếu không cân bằng hệ vi sinh và phục hồi tiêu hóa sớm, hệ miễn dịch đường ruột của trẻ cũng suy giảm, càng dễ bị vi khuẩn có hại tấn công gây viêm nhiễm và tái đi tái lại, khó trị dứt điểm.

Dưới đây là những biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn đường ruột tái phát:

•Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh (nhà cửa, đồ chơi của trẻ,…).

•Cho trẻ ăn thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi. Với trẻ uống sữa công thức, mẹ cho trẻ uống sữa đã tiệt trùng. Đối với trẻ đang còn bú bình, mẹ phải vệ sinh bình sữa cho trẻ sạch sẽ, để khô ráo,… Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ, các mẹ nên sử dụng thớt, dao cắt đồ sông và đồ chín riêng.

•Cho trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

•Bảo quản thức ăn cẩn thận, không nên cho trẻ ăn thức ăn để lâu ngày.

•Bổ sung lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa hại khuẩn tấn công.

7. Giải pháp phục hồi tiêu hóa cho trẻ sau nhiễm khuẩn đường ruột

Giới thiệu men vi sinh Medispores Biota

Quy cách: 5ml/ống x 20 ống/hộp.
Thành phần: Trong mỗi ống 5ml hỗn dịch chứa 3.5 tỷ Bào tử lợi khuẩn Bacillus Subtilis và Bacillus Clausii. Được bào chế theo công nghệ bào chế bào tử hữu cơ mới

Tìm hiểu về Công nghệ bào tử Spore Organic trong Medispores Biota

TOP 5 sản phẩm men vi sinh dạng nước cho bé
 

Men uống vi sinh MediSpores Biota - Bổ sung lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, phân sống do loạn khuẩn đường ruột tăng cường phòng khuẩn đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

  • Bổ sung lợi khuẩn.
  • Cải thiện hệ vi sinh đường ruột.
  • Hỗ trợ kiểm soát triệu chứng đại tràng, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
  • Dùng cho người từng sử dụng khá ng sinh dài ngày gây rối loạn tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hấp thụ, giúp ăn ngon miệng.
  • Tác dụng nhanh, hiệu quả rõ rệt do Bào tử lợi khuẩn tồn tại được trong các môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao tới 95 độ C, môi trường a xít dạ dày và muối mật.
  • An toàn với mọi đối tượng: người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Dùng trực tiếp hoặc pha vào sữa, nước đường, nước sôi để nguội hoặc nước trái cây, lắc đều trước khi sử dụng.
  • Trẻ em 6 tháng- dưới 1 tuổi: 5ml/lần, ngày 1 lần.
  • Trẻ em từ 1-5 tuổi: 5ml/lần, ngày 2 lần
  • Trẻ em từ 6 tuổi, người lớn: 5ml/lần, ngày 2-4 lần

Lưu ý: Sản phẩm có thể có lắng cặn nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, cần lắc đều trước khi uống. Có thể nhìn thấy các hạt nhỏ trong ống do sự tập trung các bào tử Bacillus, điều đó cho thấy sản phẩm hoàn toàn không bị thay đổi về chất lượng.

Người bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon vì nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột.

Người sử dụng khá ng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.

Tìm hiểu thêm xây dựng thành trì hệ tiêu hóa cho bé

8. Giải đáp thắc mắc về nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ 

Dưới đây, Imiale tổng hợp lại những thắc mắc thường gặp của mẹ khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột:

8.1.Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn nên ăn gì? 

•Các loại thức ăn lỏng, mềm, như cháo, súp,… giúp trẻ dễ tiêu hóa.

•Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh (cải, bina, súp lơ,…), củ quả (cà rốt, khoai tây, cà chua,…), trái cây (cam, bưởi, chuối, xoài,…),…Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có sức đề kháng kém, mất nước nhiều nên việc bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó còn thúc đẩy các quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể trẻ nhờ đó mà giúp trẻ khỏe hơn.

•Uống nhiều nước, nước dừa để bù lại lượng nước mất đi trong quá trình tiêu chảy.

•Ăn nhiều bữa trong ngày giúp thức ăn đi vào được tiêu hóa dễ dàng hơn, không bị ứ trệ, quá tải. Đối với trẻ bú mẹ: các mẹ nên tăng số lần bú và thời gian bú trong ngày cho trẻ.

8.2. Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn không nên ăn gì?

•Các loại thực ăn nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến trẻ nặng bụng, khó tiêu hóa.

•Các đồ uống có ga sẽ kích thích các tế bào niêm mạc ruột, khiến trẻ khó chịu và đau.

•Thức ăn quá nóng hay quá nguội cũng sẽ kích thích niêm mạc ruột khiến trẻ khó chịu.

8.3. Trẻ nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì? 

Thông thường, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột cần được bổ sung nước và điện giải bằng Oresol. Tuy nhiên, nếu trẻ không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng, trẻ cần được đến bác sĩ thăm khám và điều trị.

Các thuốc thường được chỉ định trong điều trị:

•Thuốc điều trị nguyên nhân: Thuốc kháng sinh (Biseptol, Cephalosporin thế hệ III,…)

•Thuốc điều trị triệu chứng: Thuốc cầm tiêu chảy Lorapamide, thuốc chống nôn…

8.4. Phân biệt trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột với rối loạn tiêu hóa. 

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột và trẻ bị rối loạn tiêu hóa rất khó phân biệt. Cách tốt nhất để xác định chính là quan sát và loại trừ các nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

•Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây tổn thương niêm mạc đường ruột thông qua ăn các loại thực phẩm, uống nước bị ô nhiễm,…

•Dấu hiệu nhận biết: Trẻ đau quặn bụng, buồn nôn và nôn, đi ngoài phân nhiều nước, có lẫn máu và chất nhầy, mệt mỏi, chán ăn,…

•Thường sẽ khỏi sau 2-7 ngày nếu trẻ được chăm sóc một cách hợp lý, nặng hơn có thể kéo dài đến vài tuần, đôi khi sẽ xuất hiện biến chứng trên đường tiêu hóa (loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa,…)

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

•Nguyên nhân đa dạng hơn: Trẻ ăn phải các thức ăn ôi thiu, thức ăn tương kỵ nhau; trẻ bị dị ứng (dị ứng đạm bò, đậu phộng, hải sản,…); trẻ không dung nạp được lactose ( bẩm sinh hoặc do bệnh lý đường tiêu hóa); chế độ ăn mất cân bằng (đôi khi ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc cũng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ).

•Dấu hiệu nhận biết: trẻ đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, phân lỏng có chất nhầy, mệt mỏi, chán ăn,…

•Thường bệnh sẽ khỏi sau 1 – 2 ngày nếu xác định được nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa và chăm sóc trẻ một cách hợp lý. Trong một số trường hợp dị ứng hay không dung nạp, trẻ tiêu chảy quá nhiều dẫn đến mất nước thì các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.

Tại sao phải sử dụng men vi sinh khi bé dùng thuốc kháng sinh?

Men vi sinh cho bé dạng ống uống khi nào là thích hợp

Tăng đề kháng bằng bào tử lợi khuẩn

 

Nguồn: tổng hợp internet

Chia sẻ bài viết Đăng ngày: 06/01/2023

Bài viết liên quan

08/03/2023 Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ? từng đối tượng trẻ khác nhau sẽ có điều chỉnh khác nhau. Các bé có thể bổ sung men vi sinh định kỳ, dùng nhiều đợt trong năm. Hoặc có thể chỉ cần sử dụng theo thời gian khuyến nghị. Mẹ có thể liên hệ chuyên gia Nhi khoa để được tư vấn cụ thể.

xem bài viết
08/03/2023 Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con Để bổ sung men vi sinh có tác dụng tốt nhất, nên chọn sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn. Đặc biệt là bào tử Bacillus Clausii - thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

xem bài viết
08/03/2023 Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ? Khi con có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bên cạnh việc chăm sóc con theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ có thể bổ sung men vi sinh chứa các bào tử lợi khuẩn khắc phục tình trạng này.

xem bài viết