Làm thế nào để xây dựng thành trì hệ tiêu hóa cho trẻ luôn khỏe mạnh

Làm thế nào để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh? xây dựng thành trì hệ tiêu hóa cho trẻ luôn khỏe mạnh giúp con luôn khỏe mạnh và có một nền tảng phát triển tối ưu. Do cấu trúc cơ thể chưa hoàn chỉnh, chưa có ý thức về vệ sinh cá nhân và cách phòng tránh lây nhiễm các mầm bệnh từ môi trường, nên trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh đường tiêu hóa. Tìm hiểu về xây dựng thành trì hệ tiêu hóa cho trẻ luôn khỏe mạnh trong bài viết dưới đây:

Nhận biết hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thường có những biểu hiện sau đây:

  • Ăn tốt và ngủ ngoan.
  • Ít mắc các rối loạn về tiêu hóa, như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi…
  • Phát triển tốt về cân nặng, chiều cao lẫn trí thông minh.
  • Da niêm mịn và hồng hào.

Bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ em

Đau bụng colic: Cơn đau thường vào buổi chiều tối khiến trẻ quấy khóc không dỗ được, đau bụng không kèm ói, chướng bụng, tiêu chảy, đặc biệt là trẻ vẫn tăng cân tốt. Đau bụng thường hết khi trẻ lớn.

Trào ngược dạ dày thực quản: là hiện tượng trào những chất chứa trong dạ dày lên thực quản, do thực quản của trẻ ngắn, phần dưới lại nở rộng, cơ tâm vị co thắt yếu. Trẻ thường nôn nhiều lần trong ngày, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cân nặng lẫn chiều cao. Nếu trẻ nôn ít, bú khỏe, tăng cân tốt thì không cần điều trị, hiện tượng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn.

Táo bón: Táo bón được xác định khi trẻ có số lần đại tiện ít hơn bình thường, phân cứng, và đôi khi có máu. Táo bón rất thường gặp ở những trẻ biếng ăn, khẩu phần ăn ít rau - trái cây, sử dụng loại sữa không phù hợp, ít uống nước…

Táo bón kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng nặng như: sa niêm mạc trực tràng, rách niêm mạc trực tràng, trĩ…

Tiêu chảy: là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc rối loạn hệ vi khuẩn trong ruột do dùng kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng.Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các biểu hiện nặng của rối loạn nước - điện giải, như bỏ ăn, bỏ bú, lừ đừ, tiểu ít, khóc không có nước mắt.

Quá trình tiêu hóa gồm nhiều giai đoạn nhằm cắt các thực phẩm được cung cấp từ bữa ăn hàng ngày thành các phân tử nhỏ nhất giúp cơ thể hấp thu, sử dụng cho hoạt động sống, tăng trưởng, học tập và làm việc.

>>Đọc thêm: Xây dựng thành trì hệ tiêu hóa tìm hiểu các bệnh về đường tiêu hóa

Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ

Tuyến nước bọt của trẻ sơ sinh chưa biệt hóa, đến tháng tuổi thứ 4 mới phát triển hoàn toàn, vì vậy, lượng nước bọt sẽ tăng dần theo tháng tuổi.

Thực quản ngắn, có hình chóp nón, vách thực quản mỏng, tổ chức đàn hồi chưa phát triển, cơ thắt tâm vị yếu..

Dạ dày của trẻ nhỏ có hình tròn, nằm ngang và dung tích rất nhỏ, lúc mới sinh là 30 - 35 ml; đến 3 tháng tuổi là 100 ml; 1 tuổi: 250 ml; trong khi dung tích dạ dày của người trưởng thành từ 1.500 - 3.000 ml.

Dịch vị có hoạt tính kém.

Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và di động nên trẻ dễ bị xoắn ruột.

Hệ vi khuẩn thường trú trong ruột còn non yếu dễ bị mất cân bằng khi gặp yếu tố bất lợi hoặc khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng.

Bổ sung nhiều vitamin và chất sơ cho trẻ trong chế độ ăn uống

Nếu việc khuyến khích bé ăn trái cây, rau quá khó khăn thì các mẹ nên ưu tiên chọn các loại kẹo bổ sung vitamin và chất xơ để giúp bé thích thú hơn trong việc ăn uống đồng thời bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết ở dạng dễ hấp thu nhất dành cho trẻ.

>>Đọc thêm: Dinh dưỡng khoa học giúp xây dựng thành trì hệ tiêu hóa

Bổ sung vitamin và chất xơ cho trẻ:

Ăn nhiều loại rau, đậu và trái cây: những loại trái cây như táo, ,quả việt quất, các loại đậu, gạo nguyên hạt sẽ giúp làm tăng sự hoạt động của lợi khuẩn.

Ví dụ như khi bé ăn nhiều rau củ quả, tuy men tiêu hóa của trẻ nhỏ không thủy phân được chất xơ, nhưng chất xơ là một loại prebiotic. Prebiotic là nguồn thức ăn cho probiotic – lợi khuẩn. Chất xơ này khi xuống tới ruột non và ruột già sẽ góp phần nuôi dưỡng các lợi khuẩn đang bám trong thành ruột, giúp lợi khuẩn hoạt động mạnh mẽ hơn, ức chế sự phát triển của hại khuẩn.

Bổ sung men vi sinh từ bên ngoài cho bé:

Để bé khỏe mạnh, mẹ phải giúp bé tăng tỉ lệ lợi khuẩn và giảm tỉ lệ hại khuẩn trong hệ tiêu hóa. May mắn là tỷ lệ lợi khuẩn có có thể tăng lên nhờ các yếu tố bên ngoài.

Bổ sung men vi sinh Probiotic cho trẻ

Một trong Các loại men vi sinh cho bé dạng ống tốt nhất trên thị trường hiện nay, được nhiều các bà mẹ tin dùng

  • Bổ sung lợi khuẩn.

  • Cải thiện hệ vi sinh đường ruột.

  • Hỗ trợ kiểm soát triệu chứng đại tràng, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.

Men vi sinh và men tiêu hóa: Lợi ích, công dụng, cách dùng

MediSpores Biota - men vi sinh giúp bé hấp thu tốt

 

Thành phần:

  • Trong mỗi ống 5ml hỗn dịch chứa 3.5 tỷ Bào tử lợi khuẩn Bacillus Subtilis và Bacillus Clausii. 

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon vì nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột.

  • Người sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.

Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH dược phẩm Tâm Mỹ An

Điện thoại: 0961.54.54.26

Website: https://medispores.vn/

(9630/2021/ĐKSP)

Nguồn: tổng hợp internet

Chia sẻ bài viết Đăng ngày: 11/01/2023

Bài viết liên quan

08/03/2023 Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ

Men vi sinh dùng trong bao lâu là đủ? từng đối tượng trẻ khác nhau sẽ có điều chỉnh khác nhau. Các bé có thể bổ sung men vi sinh định kỳ, dùng nhiều đợt trong năm. Hoặc có thể chỉ cần sử dụng theo thời gian khuyến nghị. Mẹ có thể liên hệ chuyên gia Nhi khoa để được tư vấn cụ thể.

xem bài viết
08/03/2023 Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con

Cách lựa chọn men vi sinh chất lượng tốt cho con Để bổ sung men vi sinh có tác dụng tốt nhất, nên chọn sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn. Đặc biệt là bào tử Bacillus Clausii - thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

xem bài viết
08/03/2023 Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Vì sao mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ? Khi con có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bên cạnh việc chăm sóc con theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ có thể bổ sung men vi sinh chứa các bào tử lợi khuẩn khắc phục tình trạng này.

xem bài viết