Tiêu chảy khi uống kháng sinh – Đừng lo bởi đã có men vi sinh Biota

Thời tiết chuyển mùa nóng lạnh thất thường là điều kiện cho các vi khuẩn, virus… có cơ hội phát triển, gây ra bệnh truyền nhiễm – đặc biệt là bệnh về đường hô hấp. Kháng sinh là loại thuốc cần thiết để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, tuy nhiên với hệ miễn dịch non yếu của trẻ, việc dùng thuốc kháng sinh dễ gây tác dụng phụ cho đường ruột, trong đó có tình trạng tiêu chảy do kháng sinh.

 

Kháng sinh là chất có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn với liều cao và kéo dài, một số chủng vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt.

Hệ quả là thế cân bằng giữa 2 nhóm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại lưu trú ở đường tiêu hóa bị phá vỡ. Vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa – tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất huyết trong lòng ruột và làm cho trẻ bị tiêu chảy. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc. Vi khuẩn có lợi giúp cho quá trình hấp thu dưỡng chất từ thức ăn lúc này lại bị kiềm chế vì thế khiến trẻ ăn uống khó tiêu và kém hấp thu hơn trong giai đoạn bị tiêu chảy.

Hầu hết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi ngưng dùng kháng sinh. Tuy nhiên, có một số trường hợp biểu hiện nặng, gây ra các thương tổn viêm nhiễm phù nề ở đại tràng (viêm đại tràng giả mạc).

 

 

 

 

Trẻ uống kháng sinh bị đi ngoài – nhận biết thế nào?

 

Trẻ dưới 2 tuổi sẽ dễ bị tiêu chảy khi uống thuốc kháng sinh hơn so với trẻ lớn, do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh. Tình trạng tiêu chảy thường kéo dài từ 1 – 7 ngày, bắt đầu từ giữa ngày thứ 2 và ngày thứ 8 của đợt điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ bị tiêu chảy từ ngày đầu tiên và kéo dài vài tuần sau khi đã ngừng thuốc.

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh thường có diễn biến nhẹ với các biểu hiện chính là:

  • Trẻ không sốt, các triệu chứng nguyên nhân của bệnh lý cần điều trị kháng sinh ở trẻ đã thuyên giảm.
  • Trẻ bị đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, có thể lên tới 15-20 lần trong ngày.
  • Trẻ phải rặn mỗi lần đi ngoài.
  • Phân có dịch nhầy, thức ăn chưa tiêu (còn gọi là đi ngoài phân sống) hoặc máu.
  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày (thường là hơn 3 lần).
  • Phân có màu xanh, vàng lổn nhổn, có bọt.
  • Vùng hậu môn bị hăm đỏ do phân có tính axit.

Trong trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng bệnh thường tự khỏi trong vài ngày tới 2 tuần sau khi ngưng dùng kháng sinh. Rất ít trường hợp trẻ bị sốt. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Rối loạn hấp thu, rối loạn chuyển hóa, trẻ bị mất nước kèm rối loạn điện giải, sụt cân nhanh và có thể bị suy dinh dưỡng. Một số trường hợp tiêu chảy nặng gây viêm loét, thủng ruột.

 

Vậy cần khắc phục như thế nào?

 

  • Nếu trẻ bị tiêu chảy nhẹ, không có dấu hiệu mất nước nên tiếp tục cho trẻ dùng thuốc kháng sinh cho đủ liều mà bác sĩ yêu cầu. Bởi ngừng thuốc kháng sinh khi chưa uống hết theo chỉ định sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh – vi khuẩn kháng thuốc. Bạn có thể hỏi xem bác sĩ xem con có cần dùng thêm men vi sinh trong quá trình uống kháng sinh hay không và bác sĩ sẽ cân nhắc bổ sung phù hợp.

Đồng thời, không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc chống tiêu chảy khác khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Chúng có thể gây tương tác với loại thuốc trẻ đang uống, khiến cho tình trạng trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, cần chăm sóc và theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bé ngay tại nhà.

  • Để tránh mất nước, nên thường xuyên cho trẻ uống nước. Có thể thay thế nước lọc bằng dung dịch oresol pha đúng theo tỷ lệ. Tuy nhiên, đừng cho trẻ uống nước ép trái cây hoặc nước giải khát, vì có thể khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn. Đối với trẻ nhỏ cần tăng cường bú sữa để bổ sung nước.
  • Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cũng cần chăm sóc trẻ theo một chế độ ăn đặc biệt. Thay vì chỉ cho trẻ ăn những gì mà bé thường ăn, nên lựa chọn những món lỏng, mềm, dễ tiêu hơn nhưng vẫn phải đủ dinh dưỡng với hệ tiêu hóa của bé. Nên tránh các loại đậu, thức ăn cay, các món chế biến từ hải sản, đồ ăn lạnh…

Tiêu chảy khiến cho trẻ bị mất nước. Vì thế, những loại rau củ có tác dụng giữ nước như cà rốt, củ cải đường, bí, chuối,, cam,… rất tốt cho tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ.

 

Đặc biệt, việc bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ thực sự cần thiết vì men vi sinh nhiều lợi khuẩn giúp thiết lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột, ngăn ngừa vi khuẩn xấu phát triển, hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa.

 

Medispores Biota tập trung vào nhu cầu sức khỏe đường ruột khi sử dụng và hỗ trợ tiêu hóa lâu dài. Mỗi ống 5ml chứa 3,5 tỷ men vi sinh có lợi, giúp cho hệ tiêu hóa cân bằng và duy trì đường ruột khỏe mạnh.

 

Men vi sinh Biota dạng lỏng là một giải pháp cho những người dùng gặp khó khăn khi sử dụng thuốc ở các dạng bào chế khác như viên nén, viên nang cứng, nang mềm (qua đường uống), đặc biệt là trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, với thể tích tối ưu về liều lượng, đầu ống được thiết kế đặc biệt có thể bẻ gập dễ dàng để mở mà không cần đến các dụng cụ hỗ trợ.

 

Chia sẻ bài viết Đăng ngày: 28/02/2023